Ngoài khoản phí người mua nhà phải nộp, Trung Quốc sẽ thí điểm lấy tiền ngân sách hỗ trợ thêm vào quỹ bảo trì của các toà nhà chung cư.
Theo Tân Hoa Xã, chính phủ Trung Quốc sẽ thí điểm hỗ trợ quỹ bảo trì chung cư tại 22 thành phố, bao gồm các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thâm Quyến hay Trùng Khánh. Việc thí điểm này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cải tạo các chung cư hiện hữu cũng như nâng cao chất lượng nhà ở, môi trường sống cho người dân.
Kể từ năm 1998, người mua nhà chung cư tại Trung Quốc đã phải nộp quỹ bảo trì. Quỹ này được dùng để chi trả cho các hoạt động sửa chữa, cải tạo các toà nhà chung cư.
Một khu chung cư tại Trung Quốc. Ảnh: AFPTheo dữ liệu từ Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Trung Quốc, đến cuối năm 2022, gần 20% số lượng nhà ở tại khu vực đô thị được xây dựng hơn 30 năm. Dự kiến đến năm 2040, gần 80% nhà ở hiện tại được phân loại là “nhà cũ”, có nguy cơ bị dột mái, mặt ngoài xuống cấp, cơ sở vật chất hư hỏng.
Chen Wenjing – Giám đốc nghiên cứu thị trường của China Index Academy (đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản lớn nhất Trung Quốc), cho biết tỷ lệ nhà cũ đang tăng nhanh, quỹ bảo trì của các toà nhà không đáp ứng được nhu cầu sửa chữa và cải tạo. Việc chính phủ hỗ trợ ngân sách thêm cho quỹ bảo trì là điều rất cấp thiết.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 23/8, ông Dong Jianguo – Thứ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Trung Quốc – cho rằng quỹ bảo trì mới sẽ đến từ hai nguồn chính, đó là ngân sách nhà nước hỗ trợ và đóng góp của người mua nhà.
Theo Thứ trưởng Dong Jianguo, trước đây, việc nộp phí bảo trì đã được người mua nhà thực hiện. Do đó, trọng tâm của chương trình thí điểm sắp tới là tạo hành lang pháp lý để các chính quyền địa phương trích ngân sách hỗ trợ quỹ bảo trì.
Về nguồn ngân sách nhà nước dùng để hỗ trợ quỹ bảo trì, Giám đốc nghiên cứu thị trường của China Index Academy cho rằng các địa phương nên trích một phần từ phí chuyển nhượng nhà đất.
Li Yujia – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách nhà ở Quảng Đông - cho biết, việc duy trì quỹ bảo trì lâu dài cho các toà nhà có thể giúp ổn định giá nhà và ngăn ngừa được các rủi ro.
Các chuyên gia cũng cho rằng, chính phủ thí điểm hỗ trợ quỹ bảo trì có thể mang lại cơ hội phát triển cho các công ty như công ty quản lý nhà ở, môi giới, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính và nhà thầu xây dựng.
Ngoài dùng tiền ngân sách hỗ trợ quỹ bảo trì, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ thực hiện các biện pháp khác như thường xuyên kiểm tra các tòa nhà và đưa ra các quy định an toàn nhằm cải thiện chất lượng nhà ở cho người dân.
Chuyển công an điều tra các chung cư có dấu hiệu chiếm dụng quỹ bảo trì
Sau khi được yêu cầu bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư, các chủ đầu tư không chấp hành thì Sở Xây dựng tham mưu UBND TP chuyển công an điều tra, xem xét dấu hiệu chiếm dụng quỹ bảo trì.‘Om’ quỹ bảo trì chung cư, công ty bất động sản bị phạt 180 triệu đồng
Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Phú Thịnh bị phạt 180 triệu đồng do không bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư số 4 (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).Chính phủ ra nghị định, chủ đầu tư hết cửa 'ôm' quỹ bảo trì chung cư
Theo Nghị định 30/NĐ-CP do Chính phủ vừa ban hành, trong 10 ngày, chủ đầu tư không bàn giao 2% quỹ bảo trì, UBND cấp tỉnh/thành phố sẽ có căn cứ cưỡng chế chủ đầu tư chuyển tiền cho ban quản trị toà nhà.
Đăng thảo luận