Hội trường chung kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Trung Quốc-ASEAN lần thứ 2.
Cuộc thi là một trong những hoạt động quan trọng của Năm giao lưu nhân văn Trung Quốc-ASEAN do Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN chủ trì, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Ủy ban Đổi mới Khoa học và Công nghệ ASEAN, Sở Khoa học và Công nghệ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung tâm chuyển giao công nghệ Trung Quốc-ASEAN) đồng tổ chức, nhằm thúc đẩy hơn nữa giao lưu và hợp tác đổi mới khoa học và công nghệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nâng cao năng lực đổi mới khu vực Trung Quốc-ASEAN, thúc tiến sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác khoa học và công nghệ.
Hội trường chung kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Trung Quốc-ASEAN lần thứ 2.Với chủ đề "Trao quyền kỹ thuật số, chia sẻ tương lai", cuộc thi xoay quanh các điểm nóng khoa học và công nghệ hiện tại trong khu vực, tập trung vào lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, đã thu hút các trường đại học cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và các nhóm xã hội khác đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN đăng ký tham dự, nhận được sự quan tâm rộng rãi và tham gia tích cực. Kể từ khi cuộc thi phát động vào tháng 7/2023, đã có hơn 280 dự án được đăng ký tham gia cuộc thi. Trải qua cạnh tranh gay gắt, tổng cộng 20 dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nổi bật đến từ các quốc gia và khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Brunei tiến bước vào vòng chung kết.
Các đội tham gia.Tại địa điểm diễn ra chung kết, các đội tham dự được chia thành hai phần thi: thuyết trình và trả lời câu hỏi “7+5”, đã thể hiện toàn diện tính đặc sắc và ưu điểm của từng dự án. Cuối cùng tổ chuyên gia đã chấm điểm và chọn ra các giải nhất, nhì, ba và 7 ngôi sao sáng tạo thuộc các đội nhóm và tổ doanh nghiệp.
Được biết, trong những năm gần đây, Quảng Tây đã tham gia sâu vào Kế hoạch đối tác khoa học và công nghệ Trung Quốc-ASEAN và Kế hoạch hành động đổi mới khoa học và công nghệ "Vành đai và con đường" bằng cách tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới Trung Quốc-ASEAN, v.v., và đã phát huy vai trò tích cực trong việc không ngừng tăng cường hợp tác đổi mới khoa học và công nghệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong tương lai, Quảng Tây sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong lĩnh vực khoa học công nghệ và nhân tài, đồng thời đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy xây dựng “Vành đai và Con đường” càng thêm chặt chẽ và thiết lập cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-ASEAN ngày càng thịnh vượng hơn.
ASEAN đặt mục tiêu trở thành đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc vượt 1.000 tỷ USD 17/09/2023 Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 14/09/2023 Quy hoạch Lạng Sơn là cầu nối kinh tế Việt Nam - ASEAN, Trung Quốc, châu Âu 22/04/2024Khoa học
Hoàn toàn bất ngờ về loại gỗ mới được phát hiện
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Công nghệ AI và sức mạnh từ chip AMD trong HP ProBook 405 series G11
Khoa học
Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ tại các trường đại học: Doanh thu còn thấp
Khoa học
Đăng thảo luận