Rồng Bắc Cực — Carina Letelier Baeza
Ảnh: Rồng Bắc cực (Arctic Dragon) của nhiếp ảnh gia Carina Letelier Baeza
Carina Letelier Baeza đã chụp được cực quang hình một con rồng thú vị. Đuôi của nó hạ xuống đường chân trời, và sắc xanh tươi sáng tạo thành hình dạng của đôi cánh cao hơn các kim tự tháp đá của Arctic Henge ở Iceland.
Cực quang ấn tượng này là kết quả của một cơn bão địa từ (cấp độ G2) được tạo ra bởi một vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa. Bức ảnh được chụp tại Arctic Henge, một trong số ít nơi ở Iceland có bầu trời quang đãng vào đêm đó.
Pháo hoa vũ trụ: Mưa sao băng Geminid — Jakob Sahner
Pháo hoa vũ trụ: Mưa sao băng Geminid của nhiếp ảnh gia Jakob Sahner
Bức ảnh toàn cảnh ghi lại trận mưa sao băng Geminid phía trước toàn bộ dải Ngân Hà mùa đông trên bầu trời đêm ở La Palma.
Jakob Sahner cho biết, ông có thể nhìn thấy ba sao băng mỗi phút trong tầm nhìn của mình khi trận mưa sao băng đạt đỉnh.
Một đêm với các Valkyrie — Jose Miguel Picon Chimelis
Đêm với Valkyries của nhiếp ảnh gia Jose Miguel Picon Chimelis
Trong ảnh này, một cơn bão địa từ mạnh tạo ra màn trình diễn màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp trên bầu trời đêm ở Iceland.
"Người ta dự đoán sẽ có cơn bão KP7 [một cơn bão địa từ mạnh có thể gây ra cực quang và ảnh hưởng đến hệ thống điện] và tôi rất háo hức về những gì mình có thể nhìn thấy", nhiếp ảnh gia José Miguel Picón Chimelis chia sẻ.
Anh đã chụp bức ảnh toàn cảnh này gần núi Eystrahorn, ghi lại được một khung cảnh đầy màu sắc rực rỡ và là một trong những bức ảnh tuyệt vời nhất mà anh từng trải nghiệm trong các chuyến chụp ảnh ban đêm của mình.
Bổ sung nhân tạo nước dưới đất 08/07/2024 Việt Nam giành thành tích cao tại Cuộc thi Dự án Khoa học ASEAN lần thứ 10 07/07/2024 Loài khủng long tuyệt chủng đã sản sinh ra cây nho cổ đại 07/07/2024 Theo Live Science Xem nhiềuThế giới
‘Nhóc’ hà mã lùn Thái Lan bỗng dưng nổi tiếng khắp cõi mạng
Xã hội
Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp
Khoa học
Người Scandinavia đã sử dụng thuyền làm bằng da động vật cách đây 5.000 năm?
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Đăng thảo luận