Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành nhiều thời gian nói về tình trạng lãng phí trong thời gian qua.
Những mảnh đất vàng, trị giá rất lớn, nhưng hàng chục năm vẫn để cỏ mọc. Lãng phí này phải có người chịu trách nhiệm, bởi đây là tài sản Nhà nước, là tiền của nhân dân.
Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhắc đến dự án chống ngập ở TP. HCM và 2 bệnh viện được Nhà nước đầu tư chục năm vẫn chưa đưa vào sử dụng. Ngoài ra, còn hàng trăm, hàng nghìn dự án ở địa phương được cấp cho doanh nghiệp, nhưng việc triển khai gặp vướng nên cứ “đứng chờ nhau”, cần được tháo gỡ và triển khai.
Mặt khác, vấn đề năng suất lao động cũng là điều đáng quan tâm. Tổng Bí thư lưu ý, các ngành nghề cơ bản, cốt lõi của nền kinh tế phải được phát triển, còn việc dựa vào nguồn thu từ đất đai hay FDI chỉ là “trong một giai đoạn nhất định”.
Về lĩnh vực y tế và giáo dục, Tổng Bí thư ghi nhận đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn chưa thực sự thực chất.
Cũng tại phiên họp tổ, Tổng Bí thư cũng đề cập đến tình trạng bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn.
Tổng Bí thư cho biết, hiện nay, ngân sách đang chi khoảng gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển. Do vậy, cần phải tinh gọn bộ máy, bởi nếu không tinh gọn bộ máy thì không phát triển được.
Cùng trao đổi về bộ máy cồng kềnh ở địa phương tại phiên họp ở tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói, trên thế giới chưa nước nào có đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhiều như Việt Nam, kể cả đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng vậy. Cũng chưa có đất nước nào mà chi thường xuyên cho tổ chức bộ máy và con người lớn như Việt Nam.
Nhắc lại tinh thần của Tổng Bí thư về sắp xếp bộ máy, bà Trà cho rằng, các cấp các ngành cần tinh thần sẵn sàng, chứ không chỉ sắp xếp đơn vị cấp huyện, cấp xã.
Về việc điều chỉnh tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, năm 2025 có thể tạm thời dừng lại. Sang đến năm 2026, sẽ tiếp tục có điều chỉnh để nâng cao đời sống người hưởng lương trong khu vực công.
Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội lại cho rằng, cần tăng lương hưu, trợ cấp cho người có công trong năm 2025, vì năm này gắn liền với nhiều sự kiện kỷ niệm trọng đại của đất nước.
“Nếu chúng ta không tăng lương hưu, trợ cấp cho người có công chắc chắn niềm vui sẽ giảm", ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu đoàn TP HCM nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải có địa chỉ chịu trách nhiệm liên quan các vụ việc lãng phí lớn' 30/10/2024 Tổng Bí thư nói về tình trạng lãng phí, nêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TPHCM 26/10/2024 Hòa Bình điểm tên 8 dự án nhà ở chậm tiến độ gây lãng phí 03/10/2024Người lính
Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2
Xã hội
Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện 'tàu ma' trên biển
Pháp luật
[CLIP]: Kinh hoàng đoàn xe phóng bạt mạng trên phố, tông tử vong người đi đường ở Hà Nội
Xã hội
Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm
Nhịp sống phương Nam
Đăng thảo luận
2024-11-21 06:14:40 · 来自222.90.175.222回复
2024-11-21 06:24:52 · 来自182.87.115.199回复
2024-11-21 06:34:45 · 来自121.76.4.126回复
2024-11-21 06:44:46 · 来自61.234.167.159回复
2024-11-21 06:54:42 · 来自106.93.224.67回复
2024-11-21 07:04:45 · 来自36.63.106.176回复