TP - Sinh viên nghiên cứu khoa học hiện không chỉ dừng ở việc “làm đẹp hồ sơ” mà đã bắt đầu giải bài toán từ thực tế để mang lại những giá trị thiết thực.

Ba chàng trai Khoa Vật lí Kĩ thuật, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội là Nguyễn Văn Quân, Trương Văn Quyền, Đào Thanh Quang cùng nghiên cứu đề tài “Vật liệu tổng hợp FeS/C làm vật liệu điện cực cho siêu tụ điện” vì nhận thấy trong cuộc sống hằng ngày, nhu cầu về năng lượng tăng.

Họ đặt mục tiêu nghiên cứu về vật liệu và thiết bị lưu trữ năng lượng có hiệu quả cao (tuổi thọ dài, chịu được ứng suất nhiệt, năng lượng riêng cao, nguyên liệu tiết kiệm), thân thiện với môi trường (không phát thải khí độc hại, các bộ phận có thể tái chế).

 Sinh viên nghiên cứu hướng đến hiệu quả thiết thực 第1张

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội làm thí nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học. Ảnh: Hùng Phong

Tụ điện hóa hay còn được gọi là siêu tụ điện đang là một giải pháp hấp dẫn cho thiết bị lưu trữ năng lượng vì những đặc tính nổi trội: mật độ năng lượng cao, tuổi thọ dài và chi phí sản xuất tương đối thấp. Chúng có thể được ứng dụng làm nguồn điện để khởi động trong ô tô điện. Công trình nghiên cứu của nhóm đã giành giải Nhì tại cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học của ĐH Bách khoa Hà Nội.

“Các cán bộ trẻ ngày nay, trong đó có các nhà khoa học trẻ đều rất năng động, nắm bắt và thích ứng nhanh với những đổi mới và tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cái mà tôi mong muốn ở các bạn trẻ là sự kiên trì và bền bỉ. Làm khoa học thì không ăn xổi được, lại càng không thể chạy theo hư danh. Đã làm khoa học là phải dấn thân và đam mê, dám chấp nhận thiệt thòi, hi sinh”.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Năm 2020, Vũ Hoàng Minh trúng tuyển vào ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đúng thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, các hoạt động Fintech (công nghệ tài chính) trở nên phổ biến. Nam sinh cùng các bạn trong nhóm nghiên cứu Fintech đã ứng dụng kiến thức chuyên ngành và nền tảng nghiên cứu về công nghệ vào các dự án, đề tài khoa học. Sau gần 3 năm, Minh đã có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

Minh tích cực tham gia các hội thảo, seminar dành cho sinh viên nghiên cứu, giúp mở rộng mạng lưới kết nối và học hỏi kinh nghiệm. Minh chủ động kết nối với bạn bè cùng chí hướng trong câu lạc bộ và lớp học để thảo luận về đề tài nghiên cứu phù hợp; liên hệ với các thầy cô trong khoa, viện để xin lời khuyên và hướng dẫn cho cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường. Đến nay, nhóm của Minh giành giải Nhất, Nhì và Ba trong cuộc thi nghiên cứu cấp trường năm 2024.

Ứng dụng vào cuộc sống

Ngày 25/10, Trung tâm Sáng tạo và Khởi nghiệp sinh viên, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (BK Fund), ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp Starup Outsider phát động Ngày Hội đổi mới sáng tạo Việt Nam. Tại đây, TS Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc đầu tư của BK Fund đưa ra một ví dụ về đề tài nghiên cứu của sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng công nghệ để phát hiện sâu bệnh sớm trên cây lúa với hàng trăm hecta lúa/ngày. Công nghệ này phát hiện sâu bệnh sớm hơn rất nhiều so với nông dân có kinh nghiệm nhất, thậm chí sớm hơn cả tuần trước khi bệnh biểu hiện trên cây lúa. Theo ông Hiệp, đề tài này hay và hữu ích.

Theo ông Hiệp, một số lượng nhỏ dự án của sinh viên tham gia Ngày Hội đổi mới sáng tạo Việt Nam được đi tiếp để hình thành các mô hình khởi nghiệp. Đây không phải là lối đi duy nhất nhưng cái lõi là đổi mới sáng tạo ứng dụng vào cuộc sống luôn luôn quan trọng.

“Chúng ta nói về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nhưng nếu tự thân thì khoa học công nghệ không tạo ra của cải trong xã hội. Tự thân là sáng tạo, công nghệ thì chưa giải quyết được thách thức của cuộc sống hiện tại.

Cần phải có quá trình đưa công nghệ vào cuộc sống thì mới có kinh tế số, kinh tế nền tảng, kinh tế tri thức hoặc kinh tế xanh”, ông Hiệp nói. Ông nhắn nhủ sinh viên rằng, dù có lựa chọn con đường nào trong số những hướng như nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp… thì sự sáng tạo công nghệ đều phải ứng dụng vào cuộc sống, giải bài toán cuộc sống đang cần. Đây chính là la bàn để định hướng cho sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường.

NGHIÊM HUÊ Xem nhiều

Nhịp sống Thủ đô

Cảnh sát giao thông Hà Nội lập chốt trước cổng trường xử lý phụ huynh, học sinh vi phạm

Giáo dục

Mỗi năm, Đồng Nai giảm hàng nghìn học sinh khối lớp 9

Giáo dục

Đồ án tốt nghiệp của Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải 'Áp dụng Công nghệ Đổi mới'

Giáo dục

Xử phạt, yêu cầu ngưng hoạt động một công ty tư vấn du học

Giáo dục

Khi người trẻ bị trí tuệ nhân tạo 'tranh việc'
MỚI - NÓNG  Sinh viên nghiên cứu hướng đến hiệu quả thiết thực 第2张
Xây dựng thanh niên Điện Biên có tâm, trí, tài
Giới trẻ TPO - Sáng 29/10, phiên trọng thể Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Điện Biên lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh.  Sinh viên nghiên cứu hướng đến hiệu quả thiết thực 第3张
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam
Thế giới TPO - Sáng 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.  Sinh viên nghiên cứu hướng đến hiệu quả thiết thực 第4张
Không khí lạnh, hoàn lưu vùng thấp gây mưa to, gió lớn, ngập úng tại Thừa Thiên-Huế
Xã hội TPO - Không khí lạnh, hoàn lưu vùng thấp đã gây mưa to, gió lớn, biển động, ngập úng tại tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) trong nhiều giờ qua.