TPO - Hương Khê (Hà Tĩnh), mảnh đất được xem là “rốn lũ” miền Trung. Hầu như năm nào cũng hứng chịu một vài trận lũ lụt, mặc nhiên người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn mà họ buộc phải trải qua.

Sinh tồn với lũ

Từ đầu tháng 8, khi những đám mây đen cuồn cuộn kéo về, ông Nguyễn Trung Thiện (SN 1981, trú thôn Trung Tiến, xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) vội vã thu hoạch vụ đậu cuối mùa ở ngoài đồng. Bởi đây là thời điểm mưa lũ đổ về dồn dập, không thu hoạch kịp, tài sản xem như mất trắng. Vốn sinh ra ở mảnh đất được xem là vùng “rốn lũ”, ông Thiện tự đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân, cứ đến mùng 10 tháng 8 Âm lịch, lúa phải được đưa về nhà, tài sản kê lên cao, trâu bò chuẩn bị di tản.

Năm nay, để tránh ảnh hưởng mưa lũ, từ tháng 6, gia đình ông Thiện đã đầu tư hơn 50 triệu đồng để làm nhà phao nổi. Ngôi nhà phao nổi được lợp bằng tôn, dựng lên bằng khung sắt và phía dưới đặt hàng chục thùng phuy được gắn kết cố định. Nhà tránh lũ của ông Thiện có trọng tải 6 tấn, ngoài việc đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình thì có thể chứa đồ đạc, tài sản khi nước lũ dâng cao.

“Sống ở vùng này nên từ nhỏ đã tập làm người vùng lũ. Đến mùa lũ là kê cao tài sản trước, sau đó dự trữ thức ăn. Như năm nay có kinh tế hơn, làm thêm nhà phao chống lũ để đến lúc nước lên không phải lo lắng, an tâm hơn”, ông Thiện nói.

Chỉ tay hướng về gian gỗ chính được cất lên từ năm 2012, ông Thiện chia sẻ, ở vùng này ngoài nhà phao nổi, nhà nào cũng có thiết kế đặc biệt để tránh lũ. Đó là công trình nhà có thêm gác xép xếp, đây được xem là “thành lũy” cuối cùng khi nước lũ dâng lên. Song cũng có những năm lũ vượt lịch sử, ngôi nhà chìm trong biển nước, gia đình buộc di tản đến nơi khác.

 Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第1张

Ông Nguyễn Trung Thiện bên căn nhà phao chống lũ vừa được xây dựng.

Ông Thiện nói, qua mỗi năm, trải qua bao nhiêu trận lũ, ở đây người dân hiểu tính mạng của mình không thể phó mặc mà phải đối đầu, tìm mọi cách để sinh tồn với nó. Không chỉ là nhà ở mà từ trong ý thức của người dân đã xây dựng một quy trình xử lý, ứng phó với lũ. Như nước lên, đồ đạc đã được thu dọn, trâu bò đưa lên cao và đặc biệt tính mạng luôn đặt lên hàng đầu.

Nếu như trước đây sau những lần đài báo thông tin mưa lũ, bà Trần Thị Hà (trú thôn 5, xã Điền Mỹ) hoảng hốt thì nay bà Hà lại vững tâm hơn nhờ có nhà phao chống lũ. “Ngày trước, người dân leo lên mái nhà khi nước lũ dâng cao, nhưng những năm gần đây, nước ngập quá nóc nhà cộng với việc không có nhiều kinh phí để xây nhà cao tầng nên gia đình đã sáng tạo nên nhà phao lấy ý tưởng của những chiếc lồng bè nuôi thủy sản. Giờ có nhà phao rồi, an tâm hơn khi lũ về”, bà Hà chia sẻ.

Đi qua trận lũ lịch sử

Xã Điền Mỹ như lòng chảo, bốn bề được bao bọc bởi núi rừng. Nơi được xem như là cái “túi đựng nước” cứ sau vài trận mưa lớn, sông Ngàn Sâu thoát không kịp, nước lũ dâng trắng làng. Sống chung với lũ tự bao đời, người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để bảo vệ người và tài sản. Sau mỗi trận lũ đi qua, ngôi làng trở nên xơ xác, nhưng người dân nhanh chóng nhen nhóm lại màu xanh từ hạt phù sa đọng lại. Lũ năm 2010 có lẽ là trận lũ lớn nhất trong thế kỷ không chỉ không chỉ ở xã Điền Mỹ mà ảnh hưởng khắp Hà Tĩnh.

Thời điểm này, chính quyền địa phương Điền Mỹ thành lập được đội “xung kích” chống lũ cơ động, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”... Trụ sở UBND xã, các điểm trường trở thành nơi trú ngụ cho hàng trăm người dân. Lần lượt thuyền, xuồng sắt được lệnh đi cứu người, hỗ trợ dân di dời tài sản. Nhờ sự kịp thời phòng chống, năm lũ đó không có thiệt hại về người.

 Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第2张

Người dân Hương Khê xây dựng nhà phao nổi chống lũ.

“Năm lũ lịch sử vào 2010 nhờ có kinh nghiệm chống lũ, dân họ quen với cảnh này nên may mắn không có thiệt hại về người. Chỉ có ảnh hưởng lớn đến tài sản”, lãnh đạo UBND xã Điền Mỹ chia sẻ.

Theo lãnh đạo địa phương, trước mỗi trận mưa lũ, xã đặt ra các tình huống xử lý lũ theo từng cấp độ như lũ báo động cấp 1 sẽ phản ứng, sơ tán dân ra sao. Lũ báo động 2 thì hoa màu, gia súc và con người sẽ đưa đến đâu. Nếu đỉnh lũ đạt đỉnh thì bà con sẽ làm gì, nơi nào 9sẽ là nhà tránh trú an toàn khi cả xã bị nhấn chìm. Nhờ đó, sau mỗi trận lũ đi qua, thiệt hại về người dần giảm hẳn.

Đại diện UBND xã Điền Mỹ cũng cho biết, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn đã làm nhà phao chống lũ nhằm hạn chế thiệt hại về tài sản mỗi khi mùa mưa bão tới.

“Đến nay toàn xã Điền Mỹ đã có trên 60 hộ dân làm nhà phao và 200 hộ có bè phao tránh lũ. Sáng kiến hữu hiệu làm nhà phao nổi này cũng đã giúp đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân. Chi phí cũng không quá lớn nên thời gian tới, địa phương sẽ động viên người dân làm nhà phao để sống chung với lũ một cách an toàn”, lãnh đạo UBND xã Điền Mỹ cho hay.  Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第3张 4 ngày đón 2 đợt lũ, giáo viên tất bật dọn trường đón trẻ 26/09/2024  Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第4张 Những ngôi nhà vượt lũ ở xóm vạn chài 24/09/2024 Hoài Nam Xem nhiều

Xã hội

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng nhiều lãnh đạo viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thế giới

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Xã hội

Sáp nhập huyện, xã 13 tỉnh: Có 3 huyện, 67 xã đề nghị không sắp xếp do yếu tố đặc thù

Xã hội

Ông Hoàng Đăng Cương được bổ nhiệm Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình

Xã hội

Hà Nội đề nghị xây dựng đập điều tiết nước trên sông Hồng
Tin liên quan  Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第5张

Trẻ em Hà Nội rước đèn đón Trung thu trên thuyền ở vùng ‘rốn lũ’

 Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第6张

Chiến sỹ Trung đoàn tên lửa ngâm mình gặt lúa giúp dân vùng rốn lũ Chương Mỹ

 Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第7张

Cận cảnh cuộc sống thường nhật của người dân Chương Mỹ trong 'rốn lũ'

 Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第8张

Nêu phương án xử lý tình trạng mưa là ngập ở 'rốn lũ' Hà Nội

MỚI - NÓNG  Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第9张
Hezbollah xác nhận lãnh đạo thiệt mạng, Iran phản ứng mạnh
Thế giới TPO - Hezbollah xác nhận ông Sayyed Hassan Nasrallah, người lãnh đạo lực lượng này suốt 32 năm qua, đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Li-băng ngày 27/9.  Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第10张
Nữ sinh bị 3 cô gái hành hung: Nhà trường báo cáo gì?
Giáo dục TPO - Trong số những nữ sinh tham gia đánh hội đồng có một học sinh Trường THPT Tân Thông Hội. Ba nữ sinh còn lại không phải học sinh của trường.  Sống ở vùng 'rốn lũ' miền Trung 第11张
Tạm ngưng đứng lớp với cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiền mua laptop
Giáo dục TPO - Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiền mua laptop bị tạm ngưng bố trí đứng lớp trong thời gian xử lý vụ việc.