TPO - Hãng thông tấn Tass dẫn nguồn cơ quan an ninh cho biết, hoạt động hậu cần của lực lượng vũ trang Ukraine tại khu định cư Katerinovka ở Vuhledar (Donetsk) đã bị tê liệt do một tuyến đường quan trọng, được sử dụng để tiếp tế cho quân đội ở khu vực tiền tuyến này, bị phá hủy.  Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第1张

(Ảnh: Tass)

“Xa lộ dẫn từ Katerinovka đến Yelizavetka đã bị cắt đứt, thực tế đã bị phá hủy. Xa lộ này được sử dụng để tiếp tế cho lực lượng Ukraine đang rút lui khỏi Vuhledar”, hãng thông tấn Tass đưa tin.

Nguồn tin cho biết, việc này sẽ khiến tình hình của lực lượng vũ trang Ukraine ở khu vực Vuhledar trở nên tồi tệ hơn, đồng thời giúp quân đội Nga dễ dàng tiến vào các khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Nga giành thêm hai khu định cư ở Donbass

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/10 cho biết, các đơn vị của cụm quân trung tâm đã giành quyền kiểm soát khu định cư Krasny Yar ở Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk, còn các đơn vị cụm quân phía tây đã giành được khu định cư Nevskoye ở Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk nhờ các hoạt động tấn công tích cực.

Quân đội Ukraine chưa bình luận về thông tin này.

Khoản viện trợ khổng lồ của NATO trong nửa đầu năm 2024

Các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ quân sự trị giá 20,9 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2024, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết khi trả lời phóng viên trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng.

“Chúng tôi cũng đang trên đà thực hiện các cam kết của mình trong phần còn lại của năm”, ông Rutte nói thêm. Việc cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ euro cho Ukraine vào năm tới “vẫn đang đi đúng hướng”.

Bên cạnh đó, bộ chỉ huy NATO tại Wiesbaden đã bắt đầu điều phối hỗ trợ an ninh và huấn luyện lực lượng Ukraine.

Đầu năm 2024, người tiền nhiệm của ông Rutte là ông Jens Stoltenberg đã đề xuất cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ hằng năm trị giá 100 tỷ đô la. Tuy nhiên, khi các lãnh đạo của liên minh họp tại Washington, số tiền đã giảm xuống còn 40 tỷ đô la.

Mỹ công bố gói viện trợ mới cho Ukraine

 Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第2张

(Ảnh: Getty Images)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu đô la Mỹ trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Tư (16/10).

Theo Nhà Trắng, gói viện trợ mới bao gồm thiết bị phòng không, tên lửa không-đối-đất, xe bọc thép, và các loại đạn dược có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ukraine.

Ngoài ra, Mỹ cũng có ý định cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine trong "những tháng tới”.

Ông Zelensky đã cảm ơn Tổng thống Biden, lưỡng đảng Quốc hội và người dân Mỹ về gói viện trợ mới công bố.

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Ukraine cũng đã trình bày tóm tắt với ông Biden “về kế hoạch giành chiến thắng trước Nga”, và hai nhà lãnh đạo đã chỉ thị cho nhóm của mình tiếp tục tham vấn về các bước tiếp theo.

Ukraine không sử dụng máy bay chiến đấu F-16 trong hoạt động tấn công

Gần hai tháng sau khi lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên của phương Tây đến Ukraine, chúng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phòng không thay vì làm nhiệm vụ tấn công, theo Newsweek.

Tờ Newsweek đưa tin, Ukraine đang tạm thời hạn chế sử dụng các máy bay chiến đấu F-16 mới được chuyển giao trong các hoạt động tấn công chống lại lực lượng Nga. Thay vào đó, Không quân Ukraine sử dụng những máy bay này để bổ sung cho năng lực phòng thủ nhằm chống lại tên lửa và máy bay không người lái Nga, giảm áp lực cho các hệ thống phòng không trên mặt đất.

David Jordan, một lãnh đạo của Viện Hàng không và Vũ trụ Freeman tại Đại học King's College London (Anh), cho biết: "Mặc dù những đóng góp của F-16 trên chiến trường còn khiêm tốn, nhưng nó sẽ rất hữu ích cho các hoạt động của Không quân Ukraine trong tương lai".

Ông lưu ý rằng, trước mắt, Ukraine nên sử dụng số máy bay F-16 hiện có để phòng thủ, giải quyết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa trong khi chờ đợi các đợt giao hàng tiếp theo. Đồng thời, tạo điều kiện để các phi công làm quen với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư này.

"Ukraine có thể đang sử dụng các máy bay phản lực thời Liên Xô như Su-24, Su-25 và MiG-29 để tiến hành các hoạt động tấn công, trong khi những chiếc F-16 tạm thời ở phía sau. F-16 có khả năng thực hiện những cuộc tấn công tầm xa, nhưng thời điểm này Ukraine nên bảo toàn F-16 và để các máy bay phương Tây này cho giai đoạn sau", ông Jordan nói thêm.

Ông James Black - Phó giám đốc nghiên cứu quốc phòng và an ninh tại chi nhánh châu Âu (thuộc tổ chức nghiên cứu RAND), cũng đưa ra nhận định tương tự: "Việc sử dụng máy bay F-16 để phòng không giúp giảm bớt áp lực lên kho hệ thống phòng không mặt đất hạn chế của Ukraine".

Theo ông, các loại vũ khí được phóng từ máy bay F-16, chẳng hạn như tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder hoặc tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120, có thể tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng để chống lại một số mục tiêu đang bay tới.

Ông Gabrielius Landsbergis - Bộ trưởng Ngoại giao Litva, cuối tháng 7 cho biết các tiêm kích F-16 đã đến Ukraine. Vài ngày sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chính thức xác nhận F-16 đang được Kiev sử dụng.

Nhà lãnh đạo Ukraine không tiết lộ số lượng máy bay đã được giao và đang hoạt động, nhưng ước tính có khoảng 10 chiếc đã đến Ukraine trong những tháng gần đây.

Các lực lượng Ukraine đang đối mặt với những thách thức cực kỳ khó khăn trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay ném bom của Nga.

Tổng thống Zelensky hôm 13/10 tuyên bố, chỉ trong một tuần, Nga triển khai hơn 900 quả bom dẫn đường trên không để tấn công Ukraine.

Điện Kremlin lên tiếng về nội dung kế hoạch chiến thắng của Ukraine

Điện Kremlin cho biết, còn quá sớm để bình luận chi tiết về kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhưng Kiev cần "tỉnh táo" và nhận ra sự vô ích của các chính sách mà họ đang theo đuổi.

Tổng thống Ukraine ngày 16/10 trình bày kế hoạch chiến thắng gồm năm điểm trước Quốc hội Ukraine. Ông cho biết, xung đột có thể chấm dứt chậm nhất là vào năm tới nếu kế hoạch được thực hiện ngay bây giờ.

Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, ông vẫn chưa xem bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Ukraine nên chưa thể bình luận chi tiết.

Theo ông Peskov, kế hoạch của Ukraine trên thực tế có thể là một kế hoạch của Mỹ được ngụy trang để "mượn tay" Kiev chiến đấu với Nga.

"Đã có nhiều cuộc đối thoại trong nhiều tuần về một số kế hoạch hòa bình. Nhiều khả năng, đó chính là kế hoạch của Mỹ để chiến đấu đến người Ukraine cuối cùng, mà ông Zelensky đã ngụy trang và gọi là kế hoạch hòa bình".

"Nhưng có thể có một kế hoạch khác, thực sự mang lại hòa bình, là để Kiev nhận ra sự vô ích của các chính sách mà họ đang theo đuổi, nhận ra cần phải tỉnh táo và hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột này", ông Peskov nói.

Các điểm chính của kế hoạch chiến thắng mà ông Zelensky vừa công bố bao gồm: Mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí tầm xa và tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev.

Nga vẫn kiên quyết phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.

Washington, quốc gia đã cung cấp hàng tỷ đô la vũ khí và viện trợ cho Ukraine, nói rằng Kiev có thể tự quyết định cách đối phó với Nga.

 Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第3张 THẾ GIỚI 24H: Hé lộ điều khoản bí mật trong 'kế hoạch chiến thắng' của Ukraine 17/10/2024  Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第4张 Hiến pháp Triều Tiên coi Hàn Quốc là 'quốc gia thù địch' 17/10/2024 Minh Hạnh Theo Pravda, Tass Xem nhiều

Thế giới

Tổng thống Zelensky đề xuất Nga - Ukraine dừng tấn công cơ sở năng lượng

Thế giới

Tiêm kích Nga hộ tống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thượng đỉnh BRICS

Người lính

Pháo binh Ukraine bắn trúng hệ thống tác chiến điện tử của Nga

Thế giới

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Người lính

Mỹ bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa SM-3 Block IIA
Tin liên quan  Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第5张

Xung đột Nga - Ukraine ngày 16/10: Tướng Nga nói lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở tỉnh Kursk

 Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第6张

Xung đột Nga - Ukraine ngày 15/10: Nga cố gắng chọc thủng phòng tuyến Ukraine ở tỉnh Kursk trước mùa đông

 Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第7张

Xung đột Nga - Ukraine ngày 14/10: Nga tăng cường tấn công ở phía nam để đánh lạc hướng lực lượng Ukraine

MỚI - NÓNG  Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第8张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”.  Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第9张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn.  Xung đột Nga - Ukraine ngày 17/10: cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng ở Vuhledar 第10张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.