Khoảng một năm trước, “Flex đến hơi thở cuối cùng” - một nhóm cộng đồng trên Facebook - bất ngờ trở thành hiện tượng, thu hút hàng ngàn thành viên. Trong không gian này, bất cứ ai, từ ca sĩ, hoa hậu, giáo sư đến học sinh, người lao động đều thay phiên nhau “flex” (khoe) thành tích và phong cách sống của mình qua giọng văn hài hước, chân thành. Nhờ đó, nhóm tạo ra một môi trường tích cực, truyền động lực cho cộng đồng. Tuy nhiên, không ít người bắt đầu tự đặt áp lực lên bản thân khi chứng kiến cuộc sống người khác quá thành công. Một số bạn trẻ nỗ lực tạo dựng hình ảnh “sang chảnh” và hấp dẫn hơn trên mạng xã hội.
Q.H (22 tuổi, sinh viên ở TPHCM) dành nhiều năm để chăm chút từng chi tiết nhỏ trên trang cá nhân, từ Facebook đến Instagram và TikTok. Với hàng ngàn người theo dõi, anh thường xuyên đăng tải hình ảnh check-in tại các địa điểm sang trọng, diện đồ hiệu, tạo các clip ngắn về thời trang và lối sống. Xuất thân từ một gia đình trung lưu, H phải tự xoay xở với cuộc sống của một sinh viên vừa ra trường nhưng vẫn không ngừng đầu tư để xây dựng hình ảnh ấn tượng trên mạng.
Khi được hỏi vì sao lại dành nhiều thời gian và tiền bạc để làm “phông bạt” cho mình, H chia sẻ: “Mình biết nhiều người nghĩ việc này phù phiếm nhưng có một hình ảnh đẹp trên mạng mang lại nhiều lợi thế. Khi tìm việc hay trao đổi công việc với ai, họ thường xem trang cá nhân, và một hình ảnh chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt hơn. Ngoài ra, lượng người theo dõi nhiều có thể giúp mình kiếm thêm qua quảng cáo”.
Thế nhưng, đến nay, ngoài vài clip đạt lượt xem cao trên TikTok, H vẫn chưa nhận được bất cứ hợp tác nào từ mạng xã hội. H đang thử việc tại một công ty, công việc tách biệt hoàn toàn với cuộc sống “ảo”. Phần lớn thu nhập của H dùng để mua đồ hiệu, đang cố gắng bắt kịp cuộc sống “ảo”.
Nhân cách trái ngược
Gần đây, sự xuất hiện của YouTuber IShowSpeed tại TPHCM tạo nên một làn sóng phấn khích. IShowSpeed có hơn 30 triệu lượt đăng ký kênh YouTube, nên sự hiện diện của anh tại TPHCM đã thu hút hàng ngàn thanh thiếu niên đổ ra đường. Nhiều người chỉ vừa thấy thông báo IShowSpeed xuất hiện ở phố đi bộ Nguyễn Huệ đã lập tức bỏ học, bỏ làm để chạy đến tìm thần tượng.
Anh N, một phụ huynh có con đang học THPT ở quận 7, chia sẻ: “Con tôi vốn trầm tính, điềm đạm, nhưng hôm đó nghe tin IShowSpeed đến Việt Nam, cu cậu như phát cuồng, hớn hở thay đồ, đeo mặt nạ Ronaldo (thần tượng của IShowSpeed) và đòi bố chở lên quận 1 ngay. Đến nơi, cu cậu liền nhảy vào đám đông phấn khích. Tôi thật sự bất ngờ, chưa bao giờ thấy con mình hoạt bát đến thế”.
Đám đông hâm mộ IShowSpeed không ngại chen lấn, gào thét, thậm chí thể hiện những hành động và phát ngôn quá khích. Tất cả đều được truyền trực tiếp trên livestream, khiến người ngoài khó có thể hình dung đây là thanh thiếu niên Việt Nam. Hiệu ứng từ sự xuất hiện của IShowSpeed tại TPHCM như mang đến cho một bộ phận thanh niên Việt Nam cơ hội được biểu lộ nhân cách “ảo” mà họ dùng để tương tác trên internet với những biểu hiện mà người khác chưa từng chứng kiến.
Các hiện tượng sống “ảo”, từ việc săn đón thần tượng đến hóa thân trong các trò chơi trực tuyến, cho thấy một nhu cầu lớn của giới trẻ trong việc tìm kiếm sự thừa nhận và kết nối. Không gian “ảo” cho phép họ tạo dựng hình ảnh lý tưởng, bộc lộ những khía cạnh mà họ không dễ dàng thể hiện trong đời thực.
Sống “ảo” không chỉ gói gọn trong “flex” hay “phông bạt” trên mạng xã hội. Thực tế, lối sống “ảo” còn phổ biến trong các trò chơi điện tử trực tuyến, nơi game thủ nhập vai vào các nhân vật game, tranh tài và giao lưu qua chat văn bản hoặc voice. Trong các tựa game nổi tiếng như PUBG, Liên Quân Mobile, người chơi phải làm việc nhóm, và giao tiếp là yếu tố quan trọng. Nhờ vậy, không ít người vốn rụt rè ngoài đời bỗng trở thành những “thủ lĩnh” tự tin, dẫn dắt đồng đội trong các trận chiến “ảo”.
Lợi thế giấu mặt còn cho phép nhiều người lập các nick “clone” (tài khoản ảo) để lên các diễn đàn mạng xã hội, sẵn sàng “gây chiến”, công kích, hoặc bày tỏ ý kiến trái chiều mà không lo phải chịu trách nhiệm. L.C.T, 25 tuổi, một nhân viên ngân hàng tại Quảng Bình, là người hâm mộ K-Pop lâu năm, cho biết cô thường sử dụng nick clone để bảo vệ nhóm nhạc yêu thích trước những chỉ trích và đồng thời kích động tranh luận. “Nick clone giống như một nhân cách thứ hai của tôi. Không ai trong nhóm biết tôi thật sự là ai, và việc được thoải mái bày tỏ ý kiến mà không sợ bị đánh giá đã giúp tôi giảm áp lực rất nhiều từ công việc và cuộc sống”, cô T chia sẻ.
Người trẻ bất ổn tâm thần khi nghiện mạng xã hội 16/10/2024 Từ phát ngôn 'vạ miệng' của Negav, giới trẻ bàn luận chuyện nghỉ học giữa chừng liệu có thành công sớm? 03/10/2024 Trợ lý thời TikTok 01/07/2024Giới trẻ
Giới trẻ nô nức check-in vườn hoa dưới chân cầu Long Biên
Giới trẻ
Thanh niên dọn bùn khu vực Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Giới trẻ
Bạn trẻ vượt trăm cây số chở chăn và áo ấm tặng học sinh vùng cao
Giới trẻ
Bạn trẻ Đà Nẵng sáng tạo số xây dựng thành phố tương lai
Giới trẻ
Đăng thảo luận