Năm 2012, TS Lê Vinh Danh, khi đó là Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư đối với một số giảng viên của trường, trong đó bao gồm bản thân ông.
Theo Trường ĐH Tôn Đức Thắng, khác với việc phong hàm (thực hiện trước năm 2019) giáo sư thông qua Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (nay là Hội đồng Giáo sư Nhà nước), Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề ra mô hình riêng. Trường có hai bộ tiêu chuẩn cho ứng viên chuyên giảng dạy và ứng viên chuyên nghiên cứu khoa học. Ứng viên phải chọn một trong hai ngạch khi đệ đơn.
Ở bậc giáo sư, ở mỗi ngạch, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm hay đề bạt 3 chức vụ: Trợ lý giáo sư (Assistant Professor); Phó giáo sư (Associate Professor); Giáo sư (Professor). Ngoài ra, trường còn có một chức danh Giáo sư xuất sắc (Distinguished Professor) dành cho các nhà khoa học có những đóng góp quan trọng cho chuyên ngành tầm quốc tế và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của trường.
Theo đó, ở ngạch giảng dạy, các tiêu chuẩn cần đạt được ở các chức vụ như sau: Trợ lý giáo sư phải giảng dạy đại học sau 2 năm; hướng dẫn thành công 2 luận văn thạc sĩ; một giáo trình; hoặc 1/3 sách đã xuất bản. Phải có thành tích nghiên cứu khoa học với 3 bài tác giả chính công bố trên tạp chí quốc gia do Hội đồng xét duyệt quyết định; 2 bài ISI (một tác giả chính), hoặc 2 bài Scopus (một tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội được công bố ở tạp chí quốc tế.
Tiêu chuẩn cho Phó giáo sư là phải giảng dạy đại học sau 5 năm; hướng dẫn thành công 4 luận văn thạc sĩ; có một sách chuyên khảo có chỉ số xuất bản. Đồng thời, ứng viên phải có 5 bài tác giả chính trên tạp chí quốc gia do Hội đồng xét duyệt quyết định; 5 bài ISI (3 tác giả chính), hoặc 5 bài Scopus (3 tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội công bố ở tạp chí quốc tế; chủ trì một đề tài nghiên cứu FOSTECT hoặc cấp Sở hoặc cấp Bộ; tham gia tổ chức hội thảo chuyên ngành, quảng bá thương hiệu của nhà trường; và viết bài hoặc trả lời phỏng vấn chuyên môn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tiêu chuẩn cho Giáo sư là phải giảng dạy đại học sau 8 năm; hướng dẫn thành công 2 luận án tiến sĩ; có 2 sách chuyên khảo có chỉ số xuất bản; công bố trong nước 10 bài tác giả chính trên tạp chí quốc gia do Hội đồng xét duyệt quyết định; công bố quốc tế gồm 10 bài ISI (7 tác giả chính), hoặc 5 bài ISI (3 tác giả chính) và 5 bài Scopus (3 tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội; chủ trì 2 đề tài nghiên cứu FOSTECT hoặc cấp Sở hoặc cấp Bộ; chủ trì 1 đề tài nghiên cứu cấp quốc gia.
Ứng viên giáo sư phải phản biện ít nhất một tạp chí ISI hoặc Scopus; là thành viên ban chương trình của ít nhất một hội thảo khoa học quốc tế; trưởng bộ môn/nhóm nghiên cứu; tham gia quảng bá thương hiệu của nhà trường; viết bài hoặc trả lời phỏng vấn chuyên môn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Còn tiêu chuẩn cho ngạch nghiên cứu bao gồm:
Những tiêu chuẩn chung cho ngạch này cũng giống như những tiêu chuẩn chung của ngạch giảng dạy. Tiêu chuẩn cho Trợ lý giáo sư không yêu cầu về giảng dạy đào tạo nhưng nếu có hướng dẫn luận án thạc sĩ thì là một lợi thế. Phải có công bố quốc tế 4 bài ISI (3 tác giả chính), hoặc 2 bài ISI (một tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội; số trích dẫn khách quan theo ISI: 12 (hoặc 6 đối với khối ngành kinh tế, xã hội).
Ngày đó, Bộ GD&ĐT cho rằng quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư đã được quy định tại điều 71 Luật Giáo dục (2005) và khoản 2, điều 54 Luật Giáo dục ĐH (2012). Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có trách nhiệm xét công nhận hoặc huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH (trong đó có Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng) căn cứ nhu cầu bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục ĐH, ra quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định.
Như vậy, với kết luận này, Bộ GD&ĐT không công nhận chức danh GS, PGS do cơ sở giáo dục ĐH công nhận và bổ nhiệm. Vì các Luật liên quan chỉ quy định Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước có chức năng này.
142 cô trò ở Lào Cai thoát nạn thần kỳ; Kỷ luật giáo viên đánh học sinh lớp 2 hằn lưng 15/09/2024 Hà Nội: Tạm đình chỉ học sinh đánh bạn trong lớp và người quay clip 14/09/2024 Sở Giáo dục Cà Mau báo cáo vụ học sinh đánh nhau trước cổng trường 13/09/2024Giáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
Đăng thảo luận