Cách bảo vệ thính giác

1. Luôn mang theo nút tai

Bác sĩ Tai Mũi Họng khuyên 5 điều giúp bảo vệ thính giác  第1张

Tiếng ồn quá mức có thể đẩy nhanh quá trình mất thính lực. Ảnh: anetlanda – stock.adobe.com

"Chúng ta có thể bảo vệ tai khỏi tiếng ồn quá mức", Tiến sĩ Daniel Jethanamest, phó giáo sư về phẫu thuật tai mũi họng - đầu và cổ và là giám đốc của Khoa Tai, Thần kinh và Phẫu thuật nền sọ tại NYU Langone (Mỹ) cho biết.

Hơn nữa, nếu ở gần những âm thanh rất lớn trong thời gian dài, chẳng hạn như tại một địa điểm biểu diễn âm nhạc, bạn nên đeo đồ bảo vệ tai.

Trong khi nhiều người nghĩ việc mang theo nút tai đến buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thể thao sẽ phiền phức, tuy nhiên các chuyên gia cho biết, có chúng trong tầm tay có thể giúp bảo vệ thính giác trong những tình huống không lường trước được.

2. Không nên bay khi bị nghẹt mũi

Bác sĩ Tai Mũi Họng khuyên 5 điều giúp bảo vệ thính giác  第2张

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên mua nút tai chuyên dụng khi đi du lịch để giúp tai điều chỉnh theo sự thay đổi của áp suất không khí. Ảnh: Atstock Productions – stock.adobe.com

Bác sĩ Bradley B. Block, bác sĩ tai mũi họng và là người dẫn chương trình podcast "Hướng dẫn của bác sĩ về nghề bác sĩ", chia sẻ rằng ông không bao giờ bay khi cảm thấy nghẹt mũi.

Block khuyên bạn nên sử dụng thuốc thông mũi để cải thiện chức năng mũi nếu không thể tránh khỏi việc đi máy bay. Ông cũng khuyên bệnh nhân nên mua nút tai dành riêng cho du lịch để giúp tai điều chỉnh theo sự thay đổi của áp suất không khí.

3. Xử lý tình trạng mất thính lực ngay khi nó xảy ra, cách bảo vệ thính lực

Bác sĩ Tai Mũi Họng khuyên 5 điều giúp bảo vệ thính giác  第3张

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài hoặc thậm chí chỉ một lần cực độ, có thể dẫn đến mất thính lực vì âm thanh chói tai có thể làm hỏng các tế bào và màng ở tai trong. Ảnh: Getty Images

"Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng mất thính lực không được điều trị với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, lo âu, cô lập xã hội và nguy cơ té ngã cao hơn", bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng Tiến sĩ Sreekant Cherukuri chia sẻ.

Dù bị mất thính lực dần dần hay đột ngột, hãy đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa vì mất thính lực thường là một căn bệnh vô hình.

4. Không nghe nhạc lớn qua tai nghe

Bác sĩ Tai Mũi Họng khuyên 5 điều giúp bảo vệ thính giác  第4张

Đừng bao giờ nghe ở mức âm lượng lớn. Ảnh: Drobot Dean – stock.adobe.com

Tiến sĩ Robert Sataloff, giáo sư và chủ nhiệm khoa tai mũi họng-phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y khoa Drexel xác nhận rằng các thiết bị nghe nhạc cá nhân đã gây ra các vấn đề về thính lực kể từ khi Sony Walkman ra đời.

"Một số thiết bị mới hơn có bộ giới hạn âm thanh, do đó chúng không gây hại cho tai của chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn nghe qua tai nghe và âm nhạc đủ lớn để người bên cạnh bạn biết bạn đang nghe gì, thì điều đó có khả năng gây nguy hiểm", tiến sĩ thông tin

5. Đừng vệ sinh tai

Bác sĩ Tai Mũi Họng khuyên 5 điều giúp bảo vệ thính giác  第5张

Ráy tai có tác dụng bảo vệ và chỉ nên được loại bỏ bởi chuyên gia chuyên khoa. Ảnh: Creative Cat Studio – stock.adobe.com

Block đặt dấu X lên tăm bông và giải thích rằng việc loại bỏ ráy tai bảo vệ bằng tăm bông có thể dẫn đến viêm tai ngoài ở người bơi lội.

"Tai có khả năng tự làm sạch. Cơ thể có hệ thống tạo ra ráy tai và đẩy ráy tai ra ngoài, và ráy tai thường sẽ không tích tụ nếu để nguyên. Mục đích của ráy tai là bảo vệ tai khỏi nước, vì vậy việc loại bỏ ráy tai sẽ khiến tai dễ bị tổn thương do nước"

Tiến sĩ Tonia L. Farmer, còn được gọi là Tiến sĩ Nose Best, đã nói trong một TikTok rằng tăm bông thực sự không được tạo ra để vệ sinh tai, tất cả những gì chúng làm chỉ là đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai và điều này gây ra tình trạng tắc nghẽn, làm trầy xước ống tai hoặc làm hỏng màng nhĩ.

Hơn 1 tỉ người có nguy cơ mất thính giác do thiết bị cá nhân

Apple bị kiện vì tai nghe AirPods gây mất thính giác cho trẻ nhỏ

5 hành động quen thuộc của cha mẹ gây tổn thương thính giác của trẻ