Mỹ lo các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine ngày càng gặp nguy hiểm

(Dân trí) - Mỹ lo ngại rằng Ukraine có thể thua trong cuộc xung đột với Nga vào mùa đông này, điều đã thúc đẩy Washington và London xem xét lại cách Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp.

Mỹ lo các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine ngày càng gặp nguy hiểm  第1张

Một nhà máy điện hạt nhân của Ukraine (Ảnh: AFP).

"Nguy cơ Ukraine thua trong cuộc chiến vào mùa đông này đã khiến Washington và London xem xét lại cách Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp", hãng tin Politico dẫn nội dung một tài liệu nêu rõ.

Theo nhiều nguồn tin, vấn đề khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại là các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine đang ngày càng gặp nguy hiểm.

Washington quan ngại rằng mùa đông sắp tới có thể chứng kiến "điểm bùng phát" đối với Ukraine trong cuộc chiến năng lượng. Và phần lớn là do các chỉ huy Nga đang điều chỉnh chiến thuật không kích của họ khi nhằm vào hệ thống năng lượng của Kiev.

Các quan chức Ukraine cho rằng, Nga sẽ sử dụng những tên lửa đạn đạo tầm gần Fath-360, với tầm bắn giới hạn là 120 km, để tăng cường tập kích nhắm vào các trung tâm hậu cần và thông tin liên lạc cũng như kho đạn dược ở phía sau tiền tuyến của Ukraine.

Và Kiev cũng hy vọng, viễn cảnh về sự sụp đổ của hệ thống năng lượng Ukraine cuối cùng sẽ khiến Mỹ "mạnh dạn" hơn trong việc "cởi trói" cho tên lửa tầm xa.

Nhưng trong khi Mỹ cân nhắc nới lỏng một số hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để cho phép nhắm mục tiêu vào các sân bay và địa điểm phóng tên lửa sâu hơn bên trong nước Nga, thì Ukraine vẫn đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc".

Về vấn đề này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, sự tham gia trực tiếp của phương Tây vào cuộc đối đầu ở Ukraine sẽ thay đổi đáng kể bản chất của nước này và đồng nghĩa với việc các thành viên NATO đang có chiến tranh với Nga. Và theo ông, Moscow sẽ đưa ra quyết định dựa trên những mối đe dọa xuất hiện trước mắt.

Theo Politico