30 năm hành động bảo vệ tầng ozone: Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng 第1张 Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết sau 30 năm tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã được quốc tế đánh giá là thành viên tích cực và có trách nhiệm cao trong việc quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Theo thống kê, Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu thực hiện theo lộ trình, đến năm 2045 Việt Nam sẽ giảm phát thải hơn 11 triệu tấn cácbon, góp phần đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Bước tiến mạnh mẽ bảo vệ tầng ozone

Thông tin tại Hội thảo “Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone năm 2024 - 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal,” diễn ra sáng 16/9, ông Thành nhấn mạnh ngay sau khi tham gia công ước và nghị định thư (từ năm 1994), Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ozone năm 1995 và thành lập Văn phòng Chương trình quốc gia để điều phối, triển khai các hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal từ năm 1996.

 30 năm hành động bảo vệ tầng ozone: Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng 第2张 30 năm hành động bảo vệ tầng ozone: Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng 第2张

Việt Nam kêu gọi hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, khẳng định biến đổi khí hậu đang gây ra tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo các quyền con người cơ bản.

Đến nay, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một nước thành viên. Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn các chất CFC, halon, CTC và HCFC-141b nguyên chất sử dụng trong sản xuất xốp; thực hiện kiểm soát tốt các chất theo quy định của Nghị định thư Montreal. Chất Methyl bromide chỉ còn sử dụng cho mục đích khử trùng.

Đối với các chất HCFC, HFC vốn phổ biến trong lĩnh vực làm mát, Việt Nam giảm dần sử dụng và loại trừ theo giai đoạn, tiến tới dừng nhập khẩu các chất HCFC vào năm 2040 và loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2045.