(NLĐO) - Từ 2013-2023, Chính phủ đã 7 lần điều chỉnh lương hưu với mức điều chỉnh tăng bình quân là hơn 8,43% mỗi lần điều chỉnh
Năm 2013, bà Lê Thị Bình, nguyên là giáo viên mầm non ở tỉnh Thanh Hóa, được hưởng chế độ hưu trí. Mức lương hưu đầu tiên và Bình nhận được là 420.000 đồng/tháng. Đến nay, sau nhiều lần được điều chỉnh tăng lương hưu, lương bà Bình mới đạt hơn 2 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải, phải tìm việc làm thêm để mưu sinh. Theo bà Bình, lương hương thấp là do dù có trên 30 công tác nhưng thời gian tham gia BHXH chỉ được tính từ năm 1995 trở đi.
Bà Bình không phải là giáo viên mầm non cá biệt có lương hưu thấp. Vừa qua, cử tri huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cũng đã gửi kiến nghị đến Quốc hội đề nghị xem xét, điều chỉnh mức lương hưu cho giáo viên mầm non nghỉ hưu ở thời điểm năm 2013. Theo cử tri, lương hưu của giáo viên mầm non quá thấp. Với tình hình giả cả và chi phí sinh hoạt như hiện nay, lương hưu không đủ trang trải, đời sống của các giáo viên mầm non nghỉ hưu gặp rất nhiều khó khăn.
Lương hưu giáo viên mầm non nghỉ hưu thời điểm 2013 khá thấp, không đủ trang trải cuộc sống
Giải đáp kiến nghị trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay theo quy định của Luật BHXH hiện hành, mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH. Đồng thời, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính trên cơ sở mức tiền lương tháng làm căn cứ tính đóng BHXH và thời gian người lao động đã đóng BHXH. Như vậy, mức lương hưu của người lao động cao hay thấp tùy thuộc vào thời gian đóng và mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động khi còn làm việc.
Đăng thảo luận