Món ăn bình dân của xứ Quảng này đã tạo nên sức hấp dẫn với người nước ngoài, không chỉ giới hạn ở món ăn đặc sản địa phương mà cả nghiên cứu về văn hóa của một tộc người
"Chi rủ tôi đi ăn trưa và hỏi tôi muốn ăn gì. Vốn xem cô là một đầu bếp giỏi nhất của thị xã, tôi đề nghị cô đưa tôi đi ăn món cao lầu ngon nhất trong thị xã và thế là chúng tôi đến một quán ăn nhỏ ở làng Cẩm Châu, nằm trên một con đường dẫn ra bãi biển...".
Nir Avieli - giáo sư Khoa Xã hội học và Nhân học, Đại học Ben Gurion (Israel), đồng thời là Chủ tịch Hội Nhân học Israel, đã viết như vậy trong cuốn sách "Chuyện cơm Hội An - thức ăn và cộng đồng ở một đô thị Việt Nam" (NXB Đà Nẵng và Phanbook, tháng 3-2024) khi ông tiếp cận và nghiên cứu về món cao lầu ở Hội An, vào thập niên 1990.
Thế nhưng, điều ông ngạc nhiên là khi con gái bà Thơ - chủ quán, bưng hai tô đến bàn, cô đặt một tô cao lầu trước mặt ông và một tô khác trước mặt Chi. "Tôi nhìn vào tô của Chi và thực sự ngạc nhiên khi thấy cô ấy đang ăn mì Quảng. "Cô không ăn cao lầu à?"- tôi hỏi. "Không" - cô ấy nói - "Thực ra, chúng tôi không thích nó lắm". Phải nói rằng tôi rất sửng sốt" - Nir Avieli ghi lại cảm xúc của mình.
Món mì Quảng được Nir Avieli chỉ ra bản sắc văn hóa và tính nổi bật tương đối so với món cao lầu. Ảnh: A.Q
Từ ngạc nhiên này, tác giả đi tìm món sợi nào phổ biến ở Hội An và yêu cầu những người cung cấp thông tin so sánh nó với món cao lầu. Từ đó, ông đã có câu trả lời rõ ràng và thống nhất: Món mì nổi tiếng nhất ở Hội An không phải cao lầu mà là mì Quảng.
Cũng từ đó, tác giả đi sâu tìm hiểu và giới thiệu món mì Quảng, dĩ nhiên là với con mắt người nước ngoài: "Tên đầy đủ của món ăn này là mì Quảng Nam. Món ăn được làm từ sợi mì tươi, to, thường có màu trắng nhưng đôi khi có màu vàng của nghệ (một loại gia vị nổi bật trong ẩm thực địa phương), ngoài ra còn có xà lách tươi, rau thơm, giá đậu, vài quả trứng cút luộc, một ít lát thịt heo nhỏ và nước dùng màu đỏ làm từ cà chua, tôm và mỡ heo. Nó được ăn kèm với bánh tráng giòn, ớt tươi xanh và nước mắm. (…) Giống như cao lầu, người dân địa phương thường ăn mì Quảng vào bữa sáng hoặc bữa trưa; nó rất khó tìm vào cuối ngày. Nó được bán khắp nơi trong tỉnh, cũng như ở TP Đà Nẵng gần đó. Tôi đã từng thưởng thức mì Quảng ở Nha Trang (hơn 500 km về phía Nam và cách 4 tỉnh, thành) và cả ở TP HCM".
Đăng thảo luận
2024-12-25 07:04:49 · 来自123.235.227.27回复
2024-12-25 07:14:57 · 来自210.40.14.14回复
2024-12-25 07:24:53 · 来自171.13.124.1回复