Ông làm văn chương là để nói đạo lý, tỏ bày chính khí hoặc là vịnh cảnh, "Đối cảnh sinh tình", vịnh sự vật hoặc là để thù tạc, ứng đối
Bùi Hữu Nghĩa, tên gốc là Bùi Quang Nghĩa, sinh năm Đinh Mão (1807), đỗ thủ khoa kỳ thi Hương năm 1835 nên còn được gọi là Thủ khoa Nghĩa.
Đặc biệt thơ viết cho vợ con
Nổi tiếng vì tài làm thơ, nên Bùi Hữu Nghĩa cũng còn được gọi tên khác nữa, là "Nghĩa thi", để sánh với "Lộc họa" (người vẽ giỏi, tên: Lộc), "Lễ phú" (người giỏi làm phú, tên: Lễ), "Sang đàn" (người giỏi chơi đàn, tên: Sang), mà "vào" trong câu ngợi ca là "Rồng Vàng" của vùng Đồng Nai - Nam Kỳ, hồi đầu thế kỷ XIX:
"Đồng Nai có bốn Rồng Vàng
Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi"!
Trong cuộc thành danh của "Nghĩa thi", thì trước hết và rất đặc biệt là dòng thơ viết cho vợ con, gồm những tác phẩm có thể nói là đi tiên phong vào lĩnh vực "văn chương gia đình", của văn học Nam Kỳ lục tỉnh.
Tên Bùi Hữu Nghĩa được TP HCM sử dụng để đặt cho một trường học. (Ảnh: TẤN THẠNH)
Bấy giờ, năm 1848, Bùi Hữu Nghĩa đang làm chức Tri huyện Trà Vang (tức: Trà Vinh, khi ấy thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Lê Khánh Trinh (tục gọi là Bố chánh Truyện).
Huyện Trà Vang có con rạch Láng Thé, nhiều tôm cá. Từ thời "Gia Long tẩu quốc", năm 1783, chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy đuổi đã trốn tránh ở Láng Thé, được những người Khmer sở tại cưu mang, giúp đỡ. Cảm ơn nghĩa ấy, ngay khi mới lên ngôi, năm 1802, nhà vua đã xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho người Khmer khai thác thủy sản ở Láng Thé.
Đăng thảo luận
2024-12-06 11:25:05 · 来自123.233.190.70回复
2024-12-06 11:35:09 · 来自182.92.2.114回复
2024-12-06 11:45:12 · 来自139.215.42.59回复