Phong tục cúng Rằm tháng 7 - lễ Vu Lan như thế nào? 第1张 Quang cảnh Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Giác Ngộ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Trong tín ngưỡng Phật giáo và phong tục Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng 7 - Lễ Vu Lan hàng năm diễn ra nhiều nghi lễ trang trọng, từ cỗ cúng tại gia đến các hoạt động ý nghĩa ở chùa.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ Vu Lan

Lễ cúng Vu Lan ở mỗi nhà thường được thực hiện theo trình tự: cúng Phật, thần linh, gia tiên, sau cùng là cúng chúng sinh.

Cúng chúng sinh bắt đầu được thực hiện từ ngày 10 đến trước trưa Rằm tháng 7 âm lịch, đặc biệt vào buổi chiều tối. Lúc này, ánh nắng đã nhạt đi, các linh hồn có thể nhận được đồ cúng từ gia chủ.

Mỗi lễ cúng có ý nghĩa riêng và cần chuẩn bị những lễ vật phù hợp:

Cúng Phật: Mâm cúng Phật thường có cơm chay, ngũ quả và nghi thức đọc văn khấn để cầu nguyện công đức, giải trừ nghiệp báo cho tổ tiên đã khuất.

Cúng thần linh: Lễ vật cúng thần linh thường có: xôi, gà luộc nguyên con, bánh chưng, trà, rượu, trái cây, hoa tươi... cùng văn khấn mong đấng thần linh phù hộ, che chở cho gia đình khỏe mạnh, bình an.

Cúng gia tiên: Mâm lễ cúng gia tiên thường được chuẩn bị trang trọng trong lễ Vu Lan với cơm chay hoặc mặn, tiền vàng mã...

Lễ cúng gia tiên nhằm thể hiện lòng tôn kính, mong tổ tiên đã qua đời có cuộc sống đủ đầy, sung túc như trên thế gian.

Cúng chúng sinh: Lễ Vu Lan trùng với ngày Rằm tháng 7 nên thường kết hợp cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng thí với ý nghĩa giúp những vong hồn lang thang không nơi hương khói được hưởng lộc.

 Phong tục cúng Rằm tháng 7 - lễ Vu Lan như thế nào? 第2张 Những mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7 được bày ngay trước cửa nhà, trên vỉa hè. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)