Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc phát triển quy mô, mở rộng mạng lưới, hình thành hệ thống trường, lớp ở các cấp học, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh trong huyện và phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã, thị trấn; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo tích cực, hiệu quả.
Công tác giảng dạy từng bước được đổi mới theo hướng hiện đại tại huyện Gia Lâm
Tính đến tháng 8/2024, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 83 trường công lập từ cấp mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Trong những năm qua đã phấn đấu xây dựng được 79 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 28 trường đạt mức độ 2, 51 trường đạt mức độ 1.
Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cho biết, trong năm 2024 kế hoạch đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận mới thêm 2 trường, đến năm 2025 phấn đấu 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT công lập trên địa bàn huyện sẽ đạt trường chuẩn quốc gia.
Bên cạnh quan tâm đầu tư của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, ngành Phòng Giáo dục và Đào tạo Gia Lâm đã chỉ đạo các nhà trường tích cực chuẩn bị cho công tác Kiểm định chất lượng và Chuẩn quốc gia. Các trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp và cải tạo, sửa chữa, trang trí khung cảnh sư phạm “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
Là một trong những trường chuẩn quốc gia tại huyện Gia Lâm, ông Phùng Đắc Nam, Phó Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Trâu Quỳ cho biết, để đạt tiêu chuẩn của các phòng học xây dựng đúng theo tiêu chuẩn của thông tư mới, nhà trường đã được xây dựng hệ thống phòng học và 12 phòng chức năng hiện đại và đúng theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT.
“Hiện tại, cơ sở vật chất đã được nhà trường trang bị hệ thống hiện đại, màn hình chiếu 75inh ở tất cả các phòng học. Trường đầu tư 100% tất cả các phòng học và cả phòng chức năng là máy chiếu đa vật thể. Đường truyền mạng cũng được phủ sóng 100% tất cả các lớp, ngoài giờ học thì các bạn học sinh có thể nghỉ ngơi bằng cách vào máy tính, TV của lớp để chuẩn bị các nội dung cho tiết học sau. Thậm chí là kết nối giữa các phòng để các bạn học sinh tự xử lý theo nhóm. Nhờ đó, phong trào học sinh giỏi và nghiên cứu khoa học cũng dần được đẩy mạnh với nhiều kết quả nổi trội”, ông Nam chia sẻ.
Từng bước xây dựng nông thôn mới
Thời gian qua, huyện Gia Lâm đã thực hiện sâu rộng cuộc vận động xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và người dân về công tác xây dựng NTM với các tiêu chí thuộc ngành GD&ĐT; xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trong ngành GD&ĐT.
Các trường học trên địa bàn các xã đưa vào chương trình công tác hàng năm các nhiệm vụ xây dựng NTM do trường phụ trách. Quan tâm đầu tư CSVC và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch xây dựng NTM của huyện. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, thành phố, huyện, các tổ chức phi chính phủ, huy động kinh phí từ nhân dân, tổ chức KT-XH để tăng nguồn lực xây dựng trường học có CSVC, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng môi trường lành mạnh để quản lý, chăm sóc, GD&ĐT học sinh.
Xem nhiềuGiáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
Đăng thảo luận