(Dân trí) - "Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này, khoảnh khắc của ca ghép tim đầu tiên. Chúng tôi mong gia đình sớm đưa bệnh nhân trở về", Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nói.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第1张

Chiều 26/8, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) đã diễn ra buổi chia sẻ thông tin về các trường hợp ghép tạng phức tạp, ý nghĩa mà đơn vị vừa thực hiện thành công thời gian gần đây.

Quả tim chàng trai ở Hà Nội xuyên Việt cứu bệnh nhân TPHCM

Đại diện Bệnh viện cho biết, đến nay đơn vị đã thực hiện tổng cộng 53 ca ghép gan và 48 ca ghép thận. Riêng về ghép tim, 4 năm qua Bệnh viện đã chuẩn bị tất cả điều kiện, đến cuối năm 2023 Bộ Y tế đã thẩm định và cho phép bệnh viện thực hiện kỹ thuật này.

Tối 24/8, ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện đã được thực hiện, với người cho ở Hà Nội và người nhận điều trị tại TPHCM.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张

Y bác sĩ mặc niệm, tri ân nam bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật lấy tạng hiến (Ảnh: BV).

Trước đó, người đàn ông tên N.Đ.T. (32 tuổi) đã gặp phải một tai nạn giao thông nghiêm trọng và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội). Do chấn thương quá nặng, anh T. đã không qua khỏi và được chẩn đoán chết não. Giây phút đau đớn và khó khăn, gia đình anh đã quyết định hiến tạng của anh để cứu sống những người khác.

Trong đó, quả tim của chàng trai thông qua Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia được chuyển vào Nam để ghép cho một người bệnh tại TPHCM.

Ngay khi nhận được tin nêu trên, BV ĐHYD đã khẩn trương cử đoàn công tác bao gồm phẫu thuật viên, các chuyên gia y tế và nhân viên công tác xã hội ra Hà Nội. Quả tim rời phòng mổ số 2 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội lúc 20h ngày 24/8, được bảo vệ nghiêm ngặt và hỗ trợ bởi hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế cùng sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành trong hành trình di chuyển xuyên Việt, xuyên màn đêm.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张

Quả tim nhờ sự phối hợp từ nhiều phía đã từ Hà Nội về đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong thời gian nhanh nhất (Ảnh: BV).

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ, người nhận quả tim hiến là anh L.A.H. (SN 1987, ngụ tỉnh Gia Lai), được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim giãn, với chức năng tim rất kém. Nếu không ghép tim kịp thời, bệnh nhân sẽ không sống được bao lâu nữa.

"Khi nhận được thông tin, toàn bộ hệ thống của bệnh viện đã được kích hoạt ngay lập tức. Có hai điều khiến chúng tôi rất thận trọng. Thứ nhất, người bệnh có áp lực động mạch phổi khá cao, có thể dẫn đến suy tim sau mổ, khiến quá trình hồi sức gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, người bệnh có nhóm máu Rh âm tính, một trường hợp rất hiếm gặp. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc xác định các kháng thể bất thường và chuẩn bị máu phù hợp cho ca mổ.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc  và sự tư vấn của Hội đồng chuyên môn Ghép tim, chúng tôi đã kịp thời chỉ định người bệnh và thực hiện ca mổ", Phó giáo sư Định nói.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张

Cuộc mổ ghép tim được thực hiện xuyên đêm (Ảnh: BV).

Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ, tính từ khi trái tim được cấy ghép vào cơ thể người bệnh vào nửa đêm ngày 24/8. Đến 3h ngày 25/8, trái tim "lạ" đã bắt đầu nhịp đập đầu tiên trong lồng ngực của bệnh nhân tại BV ĐHYD. Tất cả các thành viên kíp mổ đều tập trung cao độ. Từng phút, thậm chí từng giây đều được các y bác sĩ tính toán cẩn trọng.

Sau cuộc mổ, tình trạng huyết động của người bệnh tương đối ổn định, nhưng vẫn cần theo dõi sát sao, đặc biệt là trong ba ngày đầu sau mổ.

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ, dù đã ở ngoài lồng ngực 7 giờ nhưng trái tim vẫn an toàn. Đây là niềm tự hào về tinh thần kết nối một lòng vì sự sống của người bệnh.

"Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và người đã hiến tặng một phần cơ thể yêu quý của họ… Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các đồng nghiệp đã đóng góp vào thành công này và chúc mừng người bệnh đã nhận được cơ hội sống mới.

Hàng trăm trái tim đã cùng nhịp đập hối hả để một trái tim lại tiếp tục được đập cho một hành trình sống mới. Đó cũng chính là sứ mệnh mà tất cả chúng ta đều mong muốn sẽ được làm hết sức mình", Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc nói.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张

Cuộc phẫu thuật kéo dài trong 5 giờ đồng hồ (Ảnh: BV).

"Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này..."

Ông L.A.K., anh trai của người nhận trái tim kể, khoảng 12h ngày 24/8, gia đình được bệnh viện báo tin rằng em ông cần có mặt ngay tại TPHCM để tiến hành ghép tim, với sự can thiệp và giúp đỡ của BV ĐHYD. Ngay lúc đó, gia đình đã khẩn cấp tìm chuyến bay để có mặt kịp giờ. Đây là một tình huống rất đặc biệt.

Trước đó, bệnh nhân thường xuyên gặp khó khăn trong việc thở, thậm chí có lúc ngưng thở trong thời gian ngắn. Vì có nhóm máu hiếm (dưới 1% dân số), anh H. càng thêm khó khăn trong việc tìm kiếm người hiến tim phù hợp.

"Gia đình luôn lo lắng và đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất. Nhưng thật sự kỳ diệu, em tôi đã được cứu sống. Chúng tôi vô cùng biết ơn toàn thể ekip y bác sĩ, bệnh viện vì đã xử lý tình huống rất nhanh chóng và chu đáo; thực sự rất xúc động và biết ơn tất cả những người giúp đỡ em tôi có được cơ hội sống thứ hai.

Gia đình cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình người hiến tạng ở Hà Nội. Chúng tôi sẽ không thể nào quên ơn này", ông K. chia sẻ.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张

Gia đình người bệnh bày tỏ, họ không biết chia sẻ gì hơn ngoài hai chữ "biết ơn" (Ảnh: Hoàng Lê).

Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ thêm, hiện nay, việc chủ động nguồn tạng hiến ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Trên thế giới, hầu hết nguồn cho tạng chủ yếu là người hiến chết não, vì họ đã có sự hiểu biết rất sâu sắc về nghĩa cử nhân văn này. Do đó, ông mong báo chí truyền đi thông điệp tốt, cho nhiều gia đình, nhiều người cùng tham gia hiến tạng, để cứu sống được nhiều người hơn…

"Cách đây 12 năm, khi chúng tôi có ý tưởng về vấn đề ghép tạng, thực hiện ghép gan thử nghiệm trên heo, ekip phẫu thuật tim đã xin quả tim của heo để ghép lại. Chúng tôi đã chuẩn bị, cử rất nhiều y bác sĩ đi học ở Bệnh viện Việt Đức. Chúng tôi cảm ơn Bệnh viện Việt Đức đã hỗ trợ rất nhiều. Cảm ơn Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia đã điều phối tạng để cứu các bệnh nhân…

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này, khoảnh khắc của ca ghép tim đầu tiên. Chúng tôi mong gia đình sớm đưa bệnh nhân trở về, bắt đầu một cuộc sống mới. Từ đây, Việt Nam đã có thêm một trung tâm ghép tim… Riêng về chi phí ghép tim của bệnh nhân, đến giờ chúng tôi vẫn chưa nghĩ đến", Giám đốc BV ĐHYD bày tỏ.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第2张

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ niềm vui với gia đình người nhận quả tim hiến tặng (Ảnh: Hoàng Lê).

Bên cạnh trái tim được ghép cho người bệnh tại TPHCM, phần gan của anh N.Đ.T. mang lại sự sống mới cho một người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hai thận của anh được ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Xanh Pôn, và giác mạc được ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Hai ngày trước khi ca ghép tim xuyên Việt nêu trên, BV ĐHYD cũng thực hiện ca phẫu thuật chia gan để ghép cũng thành công. Hai người bệnh nhận gan đã hồi phục, rời phòng Hồi sức. Đây cũng là kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.

Sức khỏe

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM

(Dân trí) - "Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này, khoảnh khắc của ca ghép tim đầu tiên. Chúng tôi mong gia đình sớm đưa bệnh nhân trở về", Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nói.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第1张

Chiều 26/8, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) đã diễn ra buổi chia sẻ thông tin về các trường hợp ghép tạng phức tạp, ý nghĩa mà đơn vị vừa thực hiện thành công thời gian gần đây.

Quả tim chàng trai ở Hà Nội xuyên Việt cứu bệnh nhân TPHCM

Đại diện Bệnh viện cho biết, đến nay đơn vị đã thực hiện tổng cộng 53 ca ghép gan và 48 ca ghép thận. Riêng về ghép tim, 4 năm qua Bệnh viện đã chuẩn bị tất cả điều kiện, đến cuối năm 2023 Bộ Y tế đã thẩm định và cho phép bệnh viện thực hiện kỹ thuật này.

Tối 24/8, ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện đã được thực hiện, với người cho ở Hà Nội và người nhận điều trị tại TPHCM.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第11张

Y bác sĩ mặc niệm, tri ân nam bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật lấy tạng hiến (Ảnh: BV).

Trước đó, người đàn ông tên N.Đ.T. (32 tuổi) đã gặp phải một tai nạn giao thông nghiêm trọng và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội). Do chấn thương quá nặng, anh T. đã không qua khỏi và được chẩn đoán chết não. Giây phút đau đớn và khó khăn, gia đình anh đã quyết định hiến tạng của anh để cứu sống những người khác.

Trong đó, quả tim của chàng trai thông qua Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia được chuyển vào Nam để ghép cho một người bệnh tại TPHCM.

Ngay khi nhận được tin nêu trên, BV ĐHYD đã khẩn trương cử đoàn công tác bao gồm phẫu thuật viên, các chuyên gia y tế và nhân viên công tác xã hội ra Hà Nội. Quả tim rời phòng mổ số 2 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội lúc 20h ngày 24/8, được bảo vệ nghiêm ngặt và hỗ trợ bởi hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế cùng sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành trong hành trình di chuyển xuyên Việt, xuyên màn đêm.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第12张5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第13张

Quả tim nhờ sự phối hợp từ nhiều phía đã từ Hà Nội về đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong thời gian nhanh nhất (Ảnh: BV).

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ, người nhận quả tim hiến là anh L.A.H. (SN 1987, ngụ tỉnh Gia Lai), được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim giãn, với chức năng tim rất kém. Nếu không ghép tim kịp thời, bệnh nhân sẽ không sống được bao lâu nữa.

"Khi nhận được thông tin, toàn bộ hệ thống của bệnh viện đã được kích hoạt ngay lập tức. Có hai điều khiến chúng tôi rất thận trọng. Thứ nhất, người bệnh có áp lực động mạch phổi khá cao, có thể dẫn đến suy tim sau mổ, khiến quá trình hồi sức gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, người bệnh có nhóm máu Rh âm tính, một trường hợp rất hiếm gặp. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc xác định các kháng thể bất thường và chuẩn bị máu phù hợp cho ca mổ.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc  và sự tư vấn của Hội đồng chuyên môn Ghép tim, chúng tôi đã kịp thời chỉ định người bệnh và thực hiện ca mổ", Phó giáo sư Định nói.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第14张

Cuộc mổ ghép tim được thực hiện xuyên đêm (Ảnh: BV).

Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ, tính từ khi trái tim được cấy ghép vào cơ thể người bệnh vào nửa đêm ngày 24/8. Đến 3h ngày 25/8, trái tim "lạ" đã bắt đầu nhịp đập đầu tiên trong lồng ngực của bệnh nhân tại BV ĐHYD. Tất cả các thành viên kíp mổ đều tập trung cao độ. Từng phút, thậm chí từng giây đều được các y bác sĩ tính toán cẩn trọng.

Sau cuộc mổ, tình trạng huyết động của người bệnh tương đối ổn định, nhưng vẫn cần theo dõi sát sao, đặc biệt là trong ba ngày đầu sau mổ.

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ, dù đã ở ngoài lồng ngực 7 giờ nhưng trái tim vẫn an toàn. Đây là niềm tự hào về tinh thần kết nối một lòng vì sự sống của người bệnh.

"Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và người đã hiến tặng một phần cơ thể yêu quý của họ… Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các đồng nghiệp đã đóng góp vào thành công này và chúc mừng người bệnh đã nhận được cơ hội sống mới.

Hàng trăm trái tim đã cùng nhịp đập hối hả để một trái tim lại tiếp tục được đập cho một hành trình sống mới. Đó cũng chính là sứ mệnh mà tất cả chúng ta đều mong muốn sẽ được làm hết sức mình", Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc nói.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第15张

Cuộc phẫu thuật kéo dài trong 5 giờ đồng hồ (Ảnh: BV).

"Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này..."

Ông L.A.K., anh trai của người nhận trái tim kể, khoảng 12h ngày 24/8, gia đình được bệnh viện báo tin rằng em ông cần có mặt ngay tại TPHCM để tiến hành ghép tim, với sự can thiệp và giúp đỡ của BV ĐHYD. Ngay lúc đó, gia đình đã khẩn cấp tìm chuyến bay để có mặt kịp giờ. Đây là một tình huống rất đặc biệt.

Trước đó, bệnh nhân thường xuyên gặp khó khăn trong việc thở, thậm chí có lúc ngưng thở trong thời gian ngắn. Vì có nhóm máu hiếm (dưới 1% dân số), anh H. càng thêm khó khăn trong việc tìm kiếm người hiến tim phù hợp.

"Gia đình luôn lo lắng và đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất. Nhưng thật sự kỳ diệu, em tôi đã được cứu sống. Chúng tôi vô cùng biết ơn toàn thể ekip y bác sĩ, bệnh viện vì đã xử lý tình huống rất nhanh chóng và chu đáo; thực sự rất xúc động và biết ơn tất cả những người giúp đỡ em tôi có được cơ hội sống thứ hai.

Gia đình cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình người hiến tạng ở Hà Nội. Chúng tôi sẽ không thể nào quên ơn này", ông K. chia sẻ.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第16张5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第17张

Gia đình người bệnh bày tỏ, họ không biết chia sẻ gì hơn ngoài hai chữ "biết ơn" (Ảnh: Hoàng Lê).

Giám đốc BV ĐHYD chia sẻ thêm, hiện nay, việc chủ động nguồn tạng hiến ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Trên thế giới, hầu hết nguồn cho tạng chủ yếu là người hiến chết não, vì họ đã có sự hiểu biết rất sâu sắc về nghĩa cử nhân văn này. Do đó, ông mong báo chí truyền đi thông điệp tốt, cho nhiều gia đình, nhiều người cùng tham gia hiến tạng, để cứu sống được nhiều người hơn…

"Cách đây 12 năm, khi chúng tôi có ý tưởng về vấn đề ghép tạng, thực hiện ghép gan thử nghiệm trên heo, ekip phẫu thuật tim đã xin quả tim của heo để ghép lại. Chúng tôi đã chuẩn bị, cử rất nhiều y bác sĩ đi học ở Bệnh viện Việt Đức. Chúng tôi cảm ơn Bệnh viện Việt Đức đã hỗ trợ rất nhiều. Cảm ơn Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia đã điều phối tạng để cứu các bệnh nhân…

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này, khoảnh khắc của ca ghép tim đầu tiên. Chúng tôi mong gia đình sớm đưa bệnh nhân trở về, bắt đầu một cuộc sống mới. Từ đây, Việt Nam đã có thêm một trung tâm ghép tim… Riêng về chi phí ghép tim của bệnh nhân, đến giờ chúng tôi vẫn chưa nghĩ đến", Giám đốc BV ĐHYD bày tỏ.

5 giờ xuyên đêm và khoảnh khắc ghép tim đầu tiên ở BV Đại học Y Dược TPHCM  第18张

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ niềm vui với gia đình người nhận quả tim hiến tặng (Ảnh: Hoàng Lê).

Bên cạnh trái tim được ghép cho người bệnh tại TPHCM, phần gan của anh N.Đ.T. mang lại sự sống mới cho một người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hai thận của anh được ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Xanh Pôn, và giác mạc được ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Hai ngày trước khi ca ghép tim xuyên Việt nêu trên, BV ĐHYD cũng thực hiện ca phẫu thuật chia gan để ghép cũng thành công. Hai người bệnh nhận gan đã hồi phục, rời phòng Hồi sức. Đây cũng là kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.