11h, tiếng trống tan trường vừa cất lên, Đặng Thị Hà Vân (học sinh lớp 2 Trường tiểu học Yên Lạc, xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) cùng các bạn ùa ra cổng trường, tíu tít về nhà. Sau trận lũ quét kinh hoàng, Vân đã mất cha và anh trai.
Vượt qua nỗi đau mất cha và anh trai, bé Vân giờ đây là chỗ dựa tinh thần của mẹ, Vân hay cười và lạc quan trên lớp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trên con đường vẫn ngập bùn đất, Vân cùng bạn học của mình cười đùa, nói chuyện vui vẻ. Em đi qua ngôi nhà đổ sập nằm bên vệ đường bởi cách đây đúng 15 ngày, trận lũ quét vào ngày 9-9 ở Lũng Súng đã lấy đi mãi mãi người bố và anh trai của em. Em rảo bước, chạy một mạch về nhà bác ruột ở trên lưng đồi - nơi hai mẹ con Vân đang ở nhờ.
Thấy mẹ, Vân liền chạy sà vào lòng mẹ.
"Từ khi xảy ra sự việc, tôi chỉ buồn, ôm con khóc, bát cơm phải chan ba lần canh thì mới ăn hết, đêm không ngủ được, chả muốn làm gì cả vì lúc nào cũng nghĩ đến chồng với con trai đang nằm ở trên đồi thôi" - chị Triệu Mùi Pham (33 tuổi, mẹ của Vân) vừa ôm con vừa nói.
Sau khi chồng và con qua đời trong cơn lũ, hai mẹ con phải ở nhà người thân, chính quyền địa phương cũng đã có kế hoạch để dựng lại nhà cho những gia đình mất nhà sau lũ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Chị Pham kể, đêm hôm đó (9-9), trời mưa tầm tã, trong giấc ngủ say, chị giật mình tỉnh dậy khi có tiếng nổ lớn.
"Lúc đó tôi đang nằm ngủ cùng mẹ chồng thì tôi giật mình tỉnh giấc vì có tiếng như bom nổ, bùm một cái, tôi liền bật dậy, chưa kịp định hình thì một phần căn nhà - nơi chồng (anh Đặng Quầy On, 35 tuổi) và con trai (Đặng Phú Cường, 14 tuổi) đang ngủ đã sập xuống.
Tôi liền hô to "On ơi, Cường ơi có làm sao không", nhưng cũng chỉ nghe thấy chồng kêu được 3 tiếng "ơ, ơ, ơ" rồi lịm dần thôi. Còn thằng Cường thì không thấy động tĩnh gì.
Lúc ấy trời tối om, điện thì mất hết, đèn pin không có, trời thì mưa, xung quanh sạt hết. Tôi hốt hoảng lo đất đá sạt xuống tiếp nên liền quay lại đưa mẹ chồng rồi ôm con Vân chạy ra khỏi nhà, hô hoán mọi người tới cứu chồng con nhưng cũng vô vọng", - chị Vân rơm rớm nước mắt nhớ lại.
Chị Pham, mẹ của Vân, bật khóc khi nhắc về chồng và con trai lớn qua đời trong lũ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
"Chồng tôi sức khỏe không tốt, đi khám bệnh bác sĩ bảo có 4-5 loại bệnh, trong đó có bệnh gan nên hai vợ chồng làm lụng mãi mới tích cóp được ít tiền để xây, dựng lại nhà mới xong hồi tháng 11 năm ngoái. Chưa đầy một năm thì xảy ra sạt lở đất. Ngôi nhà mới dựng lại sập đổ, đồ đạc, quần áo gần như không còn gì", chị Pham chia sẻ và cho biết mong ước lớn nhất là sớm có cái nhà để ổn định cuộc sống và bé Vân được đi học để sau này đỡ vất vả.
Cô Mã Thị Nguyệt (giáo viên chủ nhiệm của em Vân) cho biết sau 10 ngày xảy ra sạt lở, nhà trường trở lại việc giảng dạy thì em Vân cũng đã đi học trở lại.
"Bố và anh trai của Vân mất, hai mẹ con ôm nhau khóc suốt. Mẹ Vân suy sụp. Vân có biết cha và anh trai mất, nhưng em cũng chưa cảm nhận được nhiều sự mất mát, đau thương này. Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhà trường, tôi cũng nhiều lần tới động viên hai mẹ con cố gắng động viên con đến lớp ăn học, theo các bạn, không thể để con ở nhà", cô Nguyệt nói và cho biết sau khi đi học trở lại em Vân có tinh thần tốt, vui vẻ hòa đồng với các bạn.
Thầy Nông Văn Hùng, phó hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Yên Lạc (huyện Nguyên Bình), cho biết xóm Lũng Súng (xã Yên Lạc) bị thiệt hại nặng nề nhất sau bão số 3, trong số 11 người chết do sạt lở đất thì có 3 học sinh tử vong (1 trẻ mầm non 4 tuổi, 1 học sinh lớp 7 và 1 học sinh lớp 9), 1 học sinh có bố chết và 92 em học sinh thuộc diện phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm.
“Sau mưa lũ, nhiều đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh bị hư hỏng, thiếu, cần được bổ s6ung như vở ô li cho học sinh tiểu học, vở viết cho học sinh cấp 2, bút viết... Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần được sửa chữa để bảo đảm an toàn như mái tôn bị hư hỏng, dột nhiều cần được thay mới” - thầy Hùng nói.
Vân cười đùa với những người bạn trên lớp học. Cô Mã Thị Nguyệt (giáo viên chủ nhiệm của em Vân) cho biết sau khi đi học trở lại em Vân có tinh thần tốt, vui vẻ hòa đồng với các bạn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trước đây khi bố còn sống, mỗi buổi sáng Vân được bố chở tới trường. Giờ bố mất rồi, mẹ là người đưa Vân đi học. Hôm nào mẹ bận, Vân đi bộ tới trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thầy giáo hướng dẫn Vân học bài. Xóm Lũng Súng (xã Yên Lạc) là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất sau bão số 3. Trong số 11 người chết do sạt lở đất thì có 3 học sinh tử vong (1 trẻ mầm non 4 tuổi, 1 học sinh lớp 7 và 1 học sinh lớp 9), 1 học sinh có bố chết và 92 học sinh thuộc diện phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Giờ đây niềm vui lớn nhất của Vân là được tới trường và gặp gỡ bạn bè trên lớp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Toàn cảnh trận lũ quét kinh hoàng ập xuống xóm Lũng Súng (xã Yên Lạc) khiến 11 người thiệt mạng. Toàn huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có 54 người thiệt mạng sau lũ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Cô giáo Mã Thị Nguyệt dắt Vân đi qua điểm sạt lở tại xóm Lũng Súng. Dù bùn đất đã được dọn dẹp nhưng con đường vẫn lầy lội, khó khăn trong việc di chuyển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Vân đi qua ngôi nhà của gia đình. Cơn lũ quét kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của cha và anh trai Vân ở đây - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Vân và bà nội nhìn ngôi nhà từ phía xa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Vân và chị họ ăn mì tôm sống sau khi đi học về - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Vân mừng rỡ khi mẹ cầm về một chiếc váy hoa. Sau lũ, ngôi nhà bị sập, toàn bộ đồ đạc, sách vở của gia đình đều bị lũ cuốn trôi - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Chị Pham nắm lấy bàn tay của bé Vân khi nhắc về nỗi đau mất chồng và con trai. Giờ đây bé Vân là động lực sống của chị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bữa ăn trưa thiếu vắng người đàn ông của gia đình bé Vân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Đăng thảo luận
2024-10-25 10:04:49 · 来自171.9.178.161回复
2024-10-25 10:14:56 · 来自106.85.43.1回复
2024-10-25 10:24:42 · 来自171.9.194.252回复
2024-10-25 10:34:46 · 来自171.8.63.37回复
2024-10-25 10:44:48 · 来自123.232.237.2回复
2024-10-25 10:54:54 · 来自139.205.201.150回复
2024-10-25 11:04:53 · 来自222.83.63.71回复
2024-10-25 11:14:50 · 来自182.86.214.204回复
2024-10-25 11:24:54 · 来自171.9.125.103回复
2024-10-25 11:34:55 · 来自139.211.70.29回复
2024-10-25 11:44:50 · 来自139.202.41.98回复