Vào đại học rồi không theo được và phải bỏ ngang là do bản thân không cố gắng, chứ chẳng liên quan đến việc xét tuyển bằng học bạ.
Tôi là phụ huynh có hai con đã trúng tuyển vào đại học trước kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2018 và 2022. Hè năm lớp 11, các con tôi thi IELTS. Kết thúc học kỳ một năm lớp 12, các con làm hồ sơ, nộp bảng điểm ba năm cấp ba để xét tuyển vào một trường đại học công lập.
Tuần thứ ba của tháng 5 năm lớp 12, các con tôi thi đánh giá năng lực TestAs. Bài thi gồm hai phần: giải quyết vấn đề và chuyên ngành, thời gian thi sáu tiếng. Bài thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thí sinh chỉ được mang bút chì, bút bi, không được mang máy tính bấm tay...
Sau ba tuần thi, con tôi nhận được kết quả, ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cả hai con tôi đều đậu chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí của đại học mong muốn. Chương trình dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Khóa 2018 của con lớn tôi đã được học dự bị (FY) và thực tập cơ bản sáu tuần ngay từ năm nhất. Sang năm các năm tiếp theo, con học các môn chuyên ngành, và đi thực tập tại công ty từ bốn đến sáu tháng, làm đề án tốt nghiệp... Sinh viên phải hoàn thành tổng cộng 180 tín chỉ (không tính tính năm nhất) để được tốt nghiệp và ra trường. Còn khóa 2022 của con thứ hai của tôi thậm chí còn phải hoàn thành tới 210 tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học.
>> Sinh viên năm nhất 'sốc đại học' vì xét tuyển học bạ
Sau khi ra trường, con lớn của tôi ra đi làm cho một công ty của châu Âu. Theo dự định, cuối năm nay, con sẽ quay lại trường để học lên Thạc sĩ vào hai ngày cuối tuần. Còn con thứ hai của tôi đang chuẩn bị lên năm ba đại học, con cũng giành được học bổng 50%.
Kể ra trường hợp của các con tôi như vậy để nhấn mạnh một điều rằng việc vào đại học rồi không theo được và phải bỏ ngang là do chính bản thân của mỗi người. Do các bạn không cố gắng trong việc học, chỉ ham chơi, mải mê vào việc khác, dẫn đến nợ môn, phải thôi học. Chứ chất lượng đầu vào của sinh viên không liên quan đến việc trúng tuyển sớm vào đại học trước tốt nghiệp THPT với hình thức xét tuyển học bạ, IELTS".
Đó là quan điểm của độc giả Hung U60 sau bài viết "Chưa tốt nghiệp cấp ba đã đỗ đại học nhờ 'học bạ đẹp'". Điểm học bạ THPT có thể xem là "chìa khóa" mở ra cánh cửa đại học cho các sĩ tử. Kết quả học tập càng tốt thì cơ hội trúng tuyển và sở hữu học bổng đầu vào càng cao. Bên cạnh mặt tích cực là giúp học sinh cầm chắc "vé" vào đại học, nhiều tranh cãi nổ ra khi cho rằng phương thức xét tuyển này kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực như tình trạng nâng điểm, làm đẹp học bạ, gây mất công bằng giữa các thí sinh.
* Bạn có đồng tình với quan điểm trên?
- Dùng học bạ xét tuyển đại học - 'siết đầu ra thay vì làm khó đầu vào'
- 'Học bạ 9 phẩy nhưng thi Toán không nổi 7 điểm'
- 'Xét điểm học bạ khiến thi cử thiếu công bằng'
- Những điểm 10 học bạ rỗng tuếch
- 'Học bạ đẹp nhưng đi thi vẫn điểm kém'
- Bất công xét tuyển học bạ
Đăng thảo luận