Kiểm toán nhà nước vừa có kết luận kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó cơ quan kiểm toán đã chỉ ra nhiều thiếu sót.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều thiếu sót về sử dụng tài chính công tại Bộ Tài nguyên  第1张 Trụ sở Bộ TN&MT.

Theo cơ quan kiểm toán, trong năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được giao kinh phí gần 3.700 tỷ đồng, gồm: Chi thường xuyên hơn 2.668 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 1.028 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) xác nhận, kinh phí tổng hợp quyết toán sơ bộ là gần 3.270 tỷ đồng.
Bộ đã thực hiện lập, phân bổ dự toán cơ bản gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế; phù hợp với tiến độ và lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Liên quan đến các khoản chi đầu tư phát triển, KTNN cho rằng, Bộ TN&MT đã tuân thủ các quy định về trình tự lập, thời gian lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Bộ cũng đã thực hiện thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành 12 dự án với tổng giá trị quyết toán được duyệt hơn 940 triệu đồng...
Tuy nhiên, KTNN cũng chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong việc lập, phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên năm 2021.
Cụ thể, Bộ TN&MT đã không lập kế hoạch thu, chi hoạt động sự nghiệp; chưa xây dựng phương án sử dụng nguồn thu phí; lập dự toán chưa sát với thực tế, lập dự toán nhiệm vụ mở mới khi chưa có quyết định phê duyệt; lập và điều chỉnh dự toán chậm...
Liên quan đến chi thường xuyên, KTNN đánh giá, phân bổ dự toán của Bộ TNMT chậm; việc điều chỉnh dự toán cũng chậm so với quy định. Đáng chú ý, Bộ TN&MT đã phân bổ dự toán lương 2,436 tỷ đồng chưa được Bộ Tài chính quy định; không phân bổ dự toán cho nhiệm vụ "Đề án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường”...
KTNN kiến nghị Bộ TN&MT phải xử lý tài chính 25,8 tỷ đồng và kiến nghị khác hơn 3,2 tỷ đồng; chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong việc lập, phân bổ kế hoạch vốn chi đầu tư phát triển; thực hiện đúng lộ trình lựa chọn nhà thầu qua mạng; khắc phục thiếu sót trong thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán…
(Theo TPO)