Mỗi đồng đóng góp đều có ý nghĩa chung tay giúp đỡ đồng bào. Tuy nhiên, có những chuyển khoản ủng hộ lại khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Sao lại bỡn cợt trên nỗi đau của đồng bào?  第1张

Tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng do bão số 3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan mặt trận các địa phương lần lượt đăng tải hàng chục nghìn trang sao kê tài khoản ngân hàng tiếp nhận tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3, đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. 

Chuyển khoản 1 đồng: Sự bất cẩn hay bỡn cợt?

Rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trên cả nước lẫn kiều bào ở nước ngoài hết mình hỗ trợ đồng bào đang trong hoàn cảnh khó khăn. 

Hàng triệu người dân nhanh chóng chủ động chuyển tiền vào các quỹ cứu trợ trung ương, tỉnh thành. 

  • Sao lại bỡn cợt trên nỗi đau của đồng bào?  第2张

    Sao kê tình thươngĐỌC NGAY

Có người ủng hộ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, có những tài khoản cá nhân ủng hộ hàng trăm triệu đồng.

Nhờ công khai danh sách sao kê của cơ quan mặt trận, không ít cá nhân, nhất là những người của công chúng, lộ rõ "chân tướng". 

Một người nổi tiếng lên mạng xã hội khoe rằng đã ủng hộ vào quỹ cứu trợ 500 triệu, nhưng thực tế qua sao kê, cộng đồng mạng phát hiện cô chỉ chuyển khoản 500.000 đồng. 

Tương tự, nhiều tài khoản mạng xã hội bị cộng đồng mạng tố "phông bạt" khi cắt ghép, thay đổi số tiền chuyển khoản.

Hầu hết đều xuất phát từ động cơ "sống ảo", thích thể hiện năng lực tài chính, "trình diễn" lòng trắc ẩn hay muốn đánh bóng tên tuổi... 

Đáng buồn hơn, có người coi đó chỉ là "đùa cho vui". Chưa kể không ít người có hành vi lừa đảo thông qua hình ảnh "ủng hộ ảo" để tạo dựng uy tín rồi trục lợi.

Đáng chú ý, theo bảng kê tài khoản của Ban Vận động cứu trợ trung ương từ ngày 1 đến 12-9, xuất hiện cả giao dịch ủng hộ… 1 đồng, một số trường hợp khác chuyển khoản dưới 1.000 đồng. 

Dẫu biết rằng tấm lòng không thể quy ra bằng con số, dù bất kỳ con số lớn nhỏ nào. Mỗi đồng đóng góp nhỏ đều có ý nghĩa: chung tay giúp đỡ cộng đồng. 

Ở đây không loại trừ khả năng là một cú "bấm nhầm". Thế nhưng trong nội dung giao dịch, đặc biệt "cú chuyển khoản" 1 đồng, đã thể hiện dấu hiệu của sự bỡn cợt.

Trong bối cảnh mà nhu cầu hỗ trợ của người dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai rất lớn, việc "ủng hộ" một số tiền không có giá trị thanh toán trong các giao dịch thông thường, điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người gặp khó khăn, với những người đóng góp có tấm lòng chân thành.

Những khoản tiền quá nhỏ góp phần gây khó khăn cho việc quản lý cứu trợ và có thể dễ tạo ra những tranh cãi không cần thiết.

Nó như hành động ném hòn đá vào mặt hồ làm xáo trộn sự ấm áp đang lan tỏa.

Đừng để vết thương bị bồi thêm

Còn nhớ cách đây chưa lâu, xảy ra trào lưu tin nhắn "mổ tim miễn phí" trên Facebook. "Ai biết gia đình nào có trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh mà không có khả năng phẫu thuật thì đăng ký anh A., chị B., điện thoại 090... Đây là chương trình mổ từ thiện. Anh chị vui lòng copy dòng thông báo này đăng lên tất cả nhóm hay trang nhà để coi như làm việc thiện".

  • Sao lại bỡn cợt trên nỗi đau của đồng bào?  第3张

    Tuổi Trẻ công bố các chương trình tái thiết cho đồng bào vùng bão lũĐỌC NGAY

Nhiều người tích cực chia sẻ mà không hề nghi ngờ mức độ xác thực. 

Hậu quả có không ít người trong hoàn cảnh cần giúp đỡ thật sự đã hụt hẫng khi gọi vào các số điện thoại được cung cấp. 

Tín hiệu hồi âm chỉ là tiếng ò í e, hoặc thông báo thuê bao vừa gọi không có thật từ tổng đài. 

Trò đùa đã quá tàn nhẫn đối với những bệnh nhân đang vật vã cần phẫu thuật khi hy vọng bỗng trở thành nỗi nghẹn đau.

Những tang thương, mất mát của đồng bào miền Trung trước đây cũng từng chứng kiến những trò lố của những người nhân danh tấm lòng vàng để bỡn cợt. 

Trước đó, trong một đêm hội quyên góp hướng về bà con vùng lũ, một số doanh nhân cam kết hỗ trợ với số tiền lên đến 75 tỉ đồng. 

Người xem truyền hình trực tiếp vô cùng xúc động trước sự hào hiệp, người hay tin thán phục tình bác ái. Nhưng rốt cục nhiều người xem đã bị cho ăn "bánh vẽ". 

Một số doanh nhân trong một phút "bốc đồng" đưa ra số tiền đóng góp lớn rồi không thực hiện và cũng có người gọi điện đấu giá chỉ để "đùa" ban tổ chức. 

Trước đó, cũng đã có nhiều chương trình vận động quyên góp từ thiện, các doanh nghiệp tỏ ra rất hào phóng trước báo đài, công chúng nhưng cốt chỉ để đánh bóng tên tuổi, rồi sau đó phớt lờ lời hứa.

Những trận thiên tai đi qua luôn để lại tang thương nặng nề và có lẽ vết thương mất mát còn bị bồi thêm bởi những trò lố vô ý thức. 

Trong bối cảnh nhiều người đang gặp khó khăn sau cơn bão số 3, một lần nữa việc chuyển khoản số tiền không có giá trị giao dịch thật không phù hợp. 

Truyền thống "một miếng khi đói" không thể là cái để thỏa mãn thói đùa cợt, để trình diễn hay đánh bóng tên tuổi, hay bất cứ hình thức lạm dụng nào khác bên ngoài tấm lòng hướng về đồng bào lúc ngặt nghèo, hoạn nạn.