Bão Bebinca di chuyển ra khỏi vùng đảo Amami phía tây nam Nhật Bản vào sáng sớm 15-9 và hướng về khu vực phía đông Trung Quốc.
Đường đi của bão Bebinca tính tính tới sáng 15-9 theo hệ thống theo dõi của báo New York Times - Ảnh: NYT
Tính đến 6h sáng ngày 15-9, bão Bebinca - cơn bão thứ 13 trong năm nay ở Nhật Bản - nằm cách thành phố Amami khoảng 230km và đang di chuyển về phía tây bắc với tốc độ khoảng 25km/giờ, theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo News dẫn thông báo của cơ quan này cho biết cơn bão có sức gió lên tới 180km/giờ. Dự kiến cơn bão sẽ suy yếu thành bão nhiệt đới (tropical storm) từ ngày 16-9.
Khi di chuyển gần Nhật Bản trong đêm 14-9, bão gây ra gió mạnh và sóng lớn được cảnh báo có thể cao tới 8m ở Amami, 7m quanh phía nam đảo Kyushu và 6m ở Okinawa. Các quan chức địa phương đã kêu gọi người dân ở khu vực Amami cảnh giác với sóng, lở đất, lũ lụt ở các vùng trũng thấp và nước sông dâng cao.
Trong vòng 24 giờ tính đến trưa ngày 15-9, lượng mưa dự kiến sẽ lên tới 150mm ở Amami và phía nam Kyushu và 100mm ở Okinawa, theo Đài NHK.
Bão Bebinca suy yếu, vẫn còn nguy cơ mạnh trở lại thành bão cuồng phongĐỌC NGAY
Trước đó, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết tính đến 14h ngày 14-9, bão Bebinca nằm cách tỉnh Chiết Giang khoảng 840km về phía đông nam.
Dự báo bão di chuyển về phía tây bắc với tốc độ khoảng 30km/giờ và sẽ đổ bộ dọc theo bờ biển từ Chiết Giang đến Giang Tô từ đêm 15-9 đến sáng 16-9, sau đó suy yếu dần.
Theo cơ quan này, bão có khả năng đổ bộ nhiều nhất vào thành phố Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang) và Thượng Hải (nằm giữa Chiết Giang và Giang Tô), với cường độ đổ bộ ở cấp độ bão hoặc bão mạnh.
Quan chức khí tượng Trung Quốc cho biết họ đã có một số kinh nghiệm trong việc đối phó với bão Yagi trước đó. CMA kêu gọi người dân chú ý đến thông tin dự báo và cảnh báo bão do của CMA và các cơ quan khí tượng địa phương, đặc biệt vấn đề an toàn điện và nước, di chuyển đến nơi an toàn.
Theo dữ liệu khí tượng từ năm 1949 - 2023, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc trong dịp Tết Trung thu không phải là hiếm, với tỉ lệ cấp bão nhiệt đới mạnh hoặc cao hơn chiếm gần 80%.
Đăng thảo luận